9 dấu hiệu cho thấy bạn đang có một võ sư – HLV võ thuật tuyệt vời

Võ sư – HLV võ thuật hiện tại của bạn có phải một người tài giỏi? Có thể bạn quá nhỏ bé để tự mình đánh giá điều đó, nhưng 9 điều sau đây sẽ giúp bạn:

Cảnh sát Đức tự hào về môn phái Việt Võ Đạo

Tiệt Quyền Đạo: ‘Võ thuật là nghệ thuật thể hiện bản thân’

YÊU CÔNG VIỆC GIẢNG DẠY CỦA MÌNH

Có sự khác biệt rất lớn giữa những người yêu công việc của mình, và người không có được điều đó. Người yêu công việc giảng dạy sẽ làm mọi thứ thật tận tâm, không vụ lợi và dành hết những gì cho nó.

CÓ KIẾN THỨC SÂU VỀ VÕ THUẬT

Trong một số môn võ cơ bản như Boxing, HLV không cần mất quá nhiều thời gian để học lấy bằng HLV. Kể cả trong những môn khó như BJJ, nếu bạn chỉ muốn thụ động học được những gì bạn được dạy và.. hết, người đó vẫn có thể đến được trình độ HLV.

Nhưng một võ sư – HLV võ thuật tuyệt vời là người có kiến thức sâu về võ thuật. Điều đó không chỉ giúp anh ta có kiến thức để giải quyết những vấn đề ngoài căn bản, cho học trò được những kiến thức tốt hơn và đương nhiên là chứng minh được rằng anh ta thực sự gắn liền cuộc đời mình với võ thuật, luôn dành thời gian và cơ hội của mình cho việc học hỏi, nâng cao trình độ

BIẾT CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC VÀ CẢM HỨNG CHO HỌC VIÊN

Kiến thức dù tốt đến mấy cũng cần bạn cố công cho nó. Điều thực sự gúp bạn thành công được trong võ thuật là sự nỗ lực liên tục, và điều đó cần có động lực cũng như niềm cảm hứng to lớn. Bạn lấy niềm cảm hứng đó từ đâu? Internet? Rất khó! Bạn tập và chính cá nhân bạn? Làm thế nào được khi chính bạn sẽ suy sụp vì mệt mỏi và chán nản. Chỉ có người HLV của bạn sẽ là người làm điều đó.

GIÚP HỌC TRÒ ĐẶT MỤC TIÊU

Mục tiêu có nhiều ý nghĩa. Nó là định hướng tập luyện, là cơ hội để nhìn nhận nghiêm túc về vị trí hiện tại bản thân và cũng là bài tập cho sự tính toán nghiêm túc về những gì cần phải làm sắp tới. Mục tiêu là thứ định nghĩa thành công và thất bại. Nếu bạn không biết lập mục tiêu và chính HLV của bạn cũng không làm được điều đó thì việc tiến bộ trong võ thuật là rất… xa vời.

THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG

Võ thuật bao hàm cả sự giáo dục đạo đức, và một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản nhưng quan trọng nhất là sự tôn trọng. Sự tôn trọng giúp con người thấu hiểu được những kiến thức cao sâu nhất từ người khác, và một HLV đầy tôn trọng cũng là người có khả năng học hỏi rất cao từ những bậc thầy khác.

BIẾT TẠO NIỀM VUI

Võ thuật là căng thẳng, áp lực và bạo lực. Đó là những điều không thể chối cãi. Một võ sư giỏi là người biết tạo niềm vui cho chính mình lẫn học trò, vừa là cách để giảm căng thẳng, vừa gắn kết học trò với môn võ và giữa các học trò với nhau. Cần nhớ rằng hầu hết các võ sinh giỏi trong lịch sử các bộ môn đều là những người có “duyên”, hay nói đúng hơn là tình cảm gắn kết đặc biệt họ với bộ môn đó.

TRỞ THÀNH TẤM GƯƠNG CHO HỌC TRÒ

Nhiều võ sư – HLV võ thuật tuổi mới trung niên mà đã phải ngồi ghế suốt buổi tập để chỉ tay 5 ngón cho học trò tập luyện. Một võ sư tuyệt vời cần duy trì tập luyện cùng với các học trò, vừa là để thị phạm kỹ thuật, vừa là tấm gương cho các học trò về lợi ích của võ thuật với sức khỏe.

Không chỉ về thể chất và kỹ thuật, các võ sư – HLV võ thuật cũng phải trở thành tấm gương đạo đức cũng như tinh thần ham học hỏi cho các học trò.

ĐƯA RA NHỮNG PHƯƠNG ÁN ĐẦY SÁNG TẠO

Cú đấm cần phải được tung từ cánh tay duỗi hết để tạo lực tối đa. Nhưng có một HLV Boxing gặp phải một học viên có cánh tay bị cán vá (tay mở hết thành đường gãy gấp chứ không thẳng), khiến cú đấm dội lực làm cùi chỏ anh ta rất đau. Thế là, HLV bắt đầu hướng dẫn anh ta kềm lực, đấm không bung hết tay để giữ cánh tay vừa đủ thẳng.

Con người là một thực thể vô cùng phức tạp, và dạy võ là hoạt động cũng vô cùng phức tạp. Khác với những kiến thức cơ bản, những vấn đề phức tạp có thể liên tục xảy ra và nó nằm ngoài kiến thức – kinh nghiệm thông thường. Một người thầy có thể đưa ra phương án giải quyết những vấn đề này chắc chắn là người thầy hết sức sáng tạo và vĩ đại.

KHÔNG ĐẶT NẶNG VẤN ĐỀ CÁ NHÂN

Một người thầy võ tốt sẽ không bước vào lớp tập với những bực dọc thường ngày của họ, không phân biết đối xử với một học trò đồng tính vì người thầy có quan điểm chống đối người đồng tính.

Dĩ nhiên, bất cứ ai cũng cần cái tôi cá nhân để xây dựng tính cách, quan điểm và sở trường riêng. Dẫu vậy, một người thầy phải biết đặt mình vào tất cả cũng như từng người một để nhìn nhận chính xác vấn đề và đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Hồ Võ