Bạn đã chuẩn bị đúng cách cho một trận Muay Thái nghiệp dư?

Bạn là một võ sĩ mới toanh, bạn sắp có một trận Muay Thái và bạn đã biết cách chuẩn bị thế nào chưa? Một bước tưởng đơn giản nhưng không hề dễ dàng chút nào. Ngoài việc tập luyện chuyên cần, bạn cần có những kiến thức cơ bản cần thiết để có thể “đủ mạnh” bước lên sàn đấu.

Huấn luyện viên phải là người nhận biết được tiềm năng của học trò mình. Có những tiêu chuẩn khắt khe mà mọi võ sĩ đều phải đáp ứng đầy đủ để có thể so găng. Việc cho phép một võ sĩ “newbie” bước lên sàn đấu mà chưa đủ trình, rất có thể sẽ khiến anh ấy rước họa vào thân, cho dù là thi đấu nghiệp dư. Thậm chí, mạng sống võ sĩ ấy cũng có thể bị đe dọa.

h2

Dĩ nhiên, không tồn tại những tiêu chuẩn thật sự dành cho các võ sĩ Muay Thái nhưng điều cơ bản nhất là huấn luyện viên phải biết được liệu cậu học trò của mình đã sẵn sàng để bước lên đài hay chưa. Ngoài ra, những tiêu chuẩn dưới đây cũng là những tham khảo cơ bản nhất:

  1. Bước chuẩn bị cơ bản

Không phải là những đòn đánh chỏ hay những cú đá cartwheel cũng chẳng phải là những cú đấm superman punches. Kỹ thuật cơ bản mới là yếu tố cần bàn. Nếu không có những yếu tố này thì bạn không thể nào trở thành một võ sĩ giỏi.

  • Bước chân: Chỉ cần nhìn nhịp chân của một võ sĩ, bạn có thể nhận ra họ đã sẵn sàng hoặc có tiềm năng bước lên sàn đấu Muay Thái nghiệp dư hay chưa. Đây cũng là cách để huấn luyện viên đánh giá sự tiến bộ nhanh hay chậm của học trò. Nhịp chân chưa nhuyễn sẽ làm sự di chuyển của bạn thiếu linh hoạt.
  • Vị trí của tay: Cho dù đang ở thế thủ hay tấn công đối phương, bạn luôn phải nhớ giữ tay cao ngang mặt. Đối với những võ sĩ lần đầu bước lên sàn đấu, họ thường khá căng thẳng và đôi khi quên mất những kỹ thuật đã được rèn luyện.
  • Giữ thăng bằng: Việc giữ thăng bằng là điều hết sức quan trọng. Võ sĩ phải biết cách giữ thăng bằng ở bước chân, lúc tấn công hay ngay cả lúc áp sát đối phương.
  • Thu đòn nhanh: Khá nhiều võ sĩ mới thường quên tầm quan trọng của kỹ năng này. Đây chính là kỹ thuật giúp bạn hạn chế bị lãnh đòn khi đối phương phản công.
  • Phản đòn thiếu kiểm soát: Đây là điều không chấp nhận được và nếu không khắc phục nhược điểm này thì chắc chắn võ sĩ sẽ bị lãnh đòn khá nhiều. Để nắm vững kỹ năng này, võ sĩ phải rèn luyện nhiều các bài tập sparring.
  1. Đáp ứng điều kiện

Các trận đấu nghiệp dư thường có diễn biến nhanh và các võ sĩ tung đòn nhiều nhưng không chất lượng. Điều này sẽ dẫn đến hao tổn sức lực rất nhanh. Đó là một kinh nghiệm cho các võ sĩ “newbie” và điều này cũng có thể dễ dàng khắc phục được.  Gần tương tự môn quyền Anh, các võ sĩ Muay Thái phải rèn luyện các bài tập pad work, đấm bao cát, sparring và kết hợp các bài khác như nhảy dây, chạy bộ và cả bơi lội. Ngoài ra, cũng cần phải hỗ trợ thêm các bài tập chạy nước rút.

h1
Bài tập pad work

    3. Sức mạnh/Lực đánh

Ở một trận đấu nghiệp dư, hai đối thủ lên sàn thường ngang nhau về kỹ năng nhưng sức mạnh sẽ quyết định thắng lợi thuộc về bên nào. Các đòn tấn công Muay Thái chủ yếu nhắm đến sự hiệu quả. Nếu tấn công không đủ lực, đối thủ sẽ dễ dàng tránh đòn và bạn sẽ không thể ghi điểm.

Điểm khác nhau giữa sức mạnh và lực đánh ở chỗ, sức mạnh là khả năng bạn tung đòn còn lực đánh là khả năng bạn tung ra cú tấn công nhanh và chính xác hơn. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất của các bài tập sức mạnh là để tránh chấn thương.

   4. Thi đấu giao hữu

Những buổi đấu thử giữa các phòng tập với nhau cũng giúp rèn luyện kỹ năng chiến đấu và tâm lý thi đấu của các võ sĩ. Tuy nhiên, hãy nhớ, cho dù thi đấu giao lưu nhưng cũng vẫn phải đảm bảo an toàn cho các võ sĩ bằng cách đeo găng, bảo hộ đúng quy chuẩn. Ngoài ra, các võ sĩ cũng học được luật lệ thi đấu qua những lần đấu giao lưu như thế này.

Minh Nam