3 điều ít người biết về những cú knock out

Knock Out (K.O) là một trong những thuật ngữ quen thuộc nhất trong các môn võ thuật đối kháng như Boxing, Muay Thái, Kickboxing…

Bí mật về 7 điều khiến Gia Cát Lượng chọn người “cực chuẩn”

Những bí mật thực sự của các bộ môn khí công

Đôi khi, kể cả những người không biết tiếng Anh hoặc không tập luyện võ thuật cũng mặc nhiên hiểu “knock out” nghĩa là trạng thái ngất xỉu sau khi trúng đòn trên sàn đấu. Điều này chứng minh rằng “knock out” đã trở thành một trong những từ ngữ “kinh điển” nhất liên quan đến võ thuật. Tuy nhiên, kể cả các võ sĩ, không phải ai cũng biết những điều thú vị sau đây:

1) KNOCK OUT LÀ MỘT TRONG NHỮNG THUẬT NGỮ CỔ XƯA NHẤT CỦA VÕ THUẬT

Rất khó để khẳng định đâu mới là thuật ngữ cổ xưa nhất của võ thuật, tuy nhiên những bằng chứng có niên đại lâu đời nhất đã chỉ ra từ khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã sử dụng những từ ngữ gần nghĩa với “knock out” trong thi đấu võ thuật.

Các tài liệu cổ cho thấy Boxing là môn võ thuật đối kháng có lịch sử lâu đời nhất

Boxing cũng là một trong những môn võ thuật – thể khao đối kháng cổ xưa nhất của loài người. Boxing – cùng với sự lan toả của văn hoá phương Tây tiên phong trong việc hình thành và truyền bá những thuật ngữ, kiến thức căn bản về võ thuật đối kháng trong kho tàng tri thức nhân loại. Nhiều tài liệu sử học cũng cho thấy những thuật ngữ được hầu hết các môn võ ngày nay sử dụng như như Jab (cú đấm thẳng tay trước), sparring (đấu tập)… có “xuất xứ” từ Boxing. Những điều luật căn bản trong thi đấu võ thuật đối kháng như việc thi đấu theo hiệp, chia trường hợp knock down/ knock out cũng do chính Boxing truyền bá ra các bộ môn khác như Muay Thái, Karate full contact…

2) LUẬT “ĐẾM SỐ ĐẾN 8”

Sự xuất hiện của găng đệm xốp đã khiến những cú knock down xuất hiện thường xuyên hơn do va chạm của găng xốp dễ gây chấn động sâu vào não. Đôi khi, chấn động đó không đủ để gây knock out (bất tỉnh hoàn toàn), nhưng vẫn dễ dàng gây ra knock down (bất tỉnh/choáng trong thoáng chốc rồi té ngã). Nếu như cú knock out chấm dứt hoàn toàn trận đấu thì tình huống knock down sẽ buộc trọng tài phải lựa chọn giữa dừng trận đấu và đếm số.

Xem đấu võ đài, có bao giờ bạn tự hỏi: “Sao chàng võ sĩ này bị knock down và đứng dậy tỉnh táo rồi, trọng tài vẫn tiếp tục đếm số?” Tuỳ theo bộ môn mà luật knock down có phần khác nhau, nhưng có một điểm chung thú vị: khi võ sĩ bị knock down sẽ được trọng tài đếm đến 10 để kiểm tra sức khoẻ.Dù anh ta có tỏ ra tỉnh táo đến mấy, trọng tài vẫn buộc phải đếm đến 8 để chắc chắn việc anh ta có thể tiếp tục thi đấu.

3) KNOCK DOWN / KNOCK OUT TRONG BOXING VÀ MMA

Trong Boxing, luật phổ biến nhất liên quan đến những cú “bất tỉnh nửa vời” này là luật “3 knock down”: Nếu một võ sĩ bị knock down 3 lần trong cùng một hiệp, anh ta bị xử knock out. Theo luật này, các võ sĩ Boxing thực tế có thể bị knock down gần 20 lần trong một trận đấu đúng chuẩn 12 hiệp mà vẫn không bị xử knock out. Đây chính là một trong những lý do gây nên yếu tố chết người của Boxing: chịu đựng quá nhiều chấn động não mà không thể kết thúc trận đấu.

Trong MMA, khoảng cách giữa knock down và knock out đôi khi chỉ là gang tấc

MMA (võ tổng hợp) lại là một trường hợp thú vị. Do tính chất dồn dập và không bị ngắt quãng khi đối thủ rơi vào tình trạng grounded (đã nằm xuống đất), các cú knock down trong MMA có thể chuyển ngay thành cơ hội tiếp tục tấn công để tìm kiếm chiến thắng knock out nếu như “nạn nhân” không kịp lấy lại tỉnh táo và tiếp tục kiểm soát trận đấu. Các trận đấu MMA vì thế cũng thường diễn ra với thời gian ngắn hơn Boxing, gây ít chấn động não hơn.

Phạm Vũ

 

*****

Top 50 cú knock down đáng nhớ nhất lịch sử quyền Anh hiện đại

[jwplayer player=”1″ mediaid=”108998″]