Boxing – sự kết hợp giữa võ thuật và thể thao (P1)

Boxing hay còn gọi là quyền Anh, chắc chắn không còn xa lạ gì với chúng ta.

>>> Lê Thị Bằng – niềm tin của Boxing Việt Nam trong SEA Games 28

>>> Những khoảnh khắc ấn tượng của huyền thoại Rocky Marciano

Khởi nguồn từ Hy Lạp, Boxing ngoài việc là một môn võ thuật của phương Tây, còn là một môn thể thao được ưa thích thời đó.  Đến năm 688 trước công nguyên, Boxing chính thức có mặt trong kì đại hội Olympic, trở thành một môn thể thao chính thống. Và với những con người như Muhammad Ali, Mike Tyson, Manny Pacquiao… đã đưa Boxing hiện nay trở thành một trong những môn võ thuật và thể thao được yêu thích nhất trên thế giới.

Các bức vẽ cổ trên bình gốm, khắc họa những dấu tích của Boxing cổ đại

Nói về võ thuật, đa phần chúng ta nghĩ về Trung Quốc, nơi luôn tự hào là cái nôi của võ thuật, với các môn võ lịch sử ngàn năm như thiếu lâm tự, võ đang, hay vịnh xuân quyền, thì với phương Tây, đó là Boxing. Boxing, ra đời từ phương Tây, mang trong mình bản chất của khoa học, đơn giản và hiệu quả. Đơn giản trong đòn đánh, khoa học trong tập luyện và hiệu quả trong chiến đấu, đó là điều mà Boxing thể hiện. Và với việc được công nhận là một môn thể thao, Boxing được bổ trợ hoàn hảo về các giáo án tập luyện khoa học nhất của thể thao chuyên nghiệp. Các bạn của tôi, các bạn thấy sao khi sở hữu một thân hình cân đối, săn chắc như sắt thép, cơ bụng 6 múi và những kĩ năng knockout đối phương ngay tại chỗ trong chỉ với 2s, tôi tin chắc đó là điều bất kì gã đàn ông nào cũng muốn.

Với tôi Boxing là niềm đam mê từ bé, từ cái ngày tôi mới biết đến Boxing qua vài trận đấu trên tivi. Tôi lúc đó là 1 đứa trẻ với nhận thức về Boxing đơn giản lắm, chỉ là 2 gã đàn ông đeo găng lao vào đấm nhau, tung ra những đòn đánh, né tránh, và rồi gã kia đổ rầm xuống sàn chỉ vì 1 cú móc vào hàm. Tôi chỉ nghĩ trong đầu nếu chỉ với 1 cú đấm mà làm người khác nằm đo ván thì quá tuyệt vời, hơn cả trong phim chưởng, tôi sẽ chả phải sợ bất kì 1 kẻ nào trong trường cả. Niềm đam mê đấy theo tôi đến khi trưởng thành, cho đến lúc tôi được tập Boxing trong một môi trường chuyên nghiệp, tôi nhận ra đây không còn 1 môn võ thuật bình thường nữa, nó là võ thuật của khoa học. Với các cách che chắn ở những điểm dễ gây chấn thương nhất trên cơ, các động tác né tránh hiệu quả kể cả khi bị dồn vào góc đài nhưng vẫn thoát ra, tay vẫn có thể phản công đầy bất ngờ, và nhất là những cú đấm được tính toán kĩ lưỡng khi tung ra với đường đi ngắn nhất đến đối phương, hay độ xoáy của các múi cơ giúp sức mạnh trong đòn đấm được phát huy mạnh nhất, 1 đòn tung ra kết hợp đầy đủ của cả cơ thể,  khi đó sức mạnh và tốc độ của bạn sẽ được đẩy lên cao nhất.

Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên tập Boxing, cái tôi được học đầu tiên không phải là những cú đấm, mà đó là thế thủ của Boxing, là di chuyển. Tại sao lại thế?, tôi được HLV giải thích rằng đến cái cách tự bảo vệ cho mình không bị ăn đòn còn chưa làm được thì đòi tấn được ai. Tôi mất 1 tuần để học về thế thủ, di chuyển của Boxing sao cho quen với các động tác trên đôi chân của mình. Mọi người, hầu hết cho rằng Boxing quan trọng nhất là đôi tay. Mới đầu tôi cũng nghĩ thế, nó được gọi là quyền Anh mà. Nhưng dần dần, càng về sau tôi nhận ra đôi chân mới là cái quyết định. Bạn chẳng thể làm gì ai khi chỉ biết đứng im một chỗ, hoặc di chuyển lung tung không có 1 bài bản nhất định, và trong Boxing, người ta trả đôi chân về đúng trách nhiệm của nó, không cần phải tấn công như đá, đạp, chỉ là di chuyển thôi.

Với việc di chuyển bằng mũi chân, giúp cho bạn chủ động hơn trong chiến đấu, áp sát đối phương với chỉ 1 bước, hay bật ra xa khi thấy có nguy hiểm, đó là khoảng cách chiến đấu an toàn, điều này thực sự là quan trọng nhất không chỉ ở Boxing mà còn bất khi môn võ thuật nào. Và khi đã quen với việc di chuyển, tôi mới bắt đầu được đấm, với 3 đòn đấm cơ bản cho 2 tay, rồi kết hợp chúng với nhau thành 1 tổ hợp đòn. Tôi mất gần 8 tháng chỉ để tập đấm tay không, trong Boxing gọi là bài tập ‘shadow’, ở Việt Nam hay dùng từ ‘đấm gió’, bạn phải tự tưởng tượng ra đối thủ, như cái bóng trước mặt mình, di chuyển và đấm 3 phút như trong thi đấu thật, khi đó bạn mới có 1 tư duy ra đòn và di chuyển né tránh và phản xạ trong đầu. Đây là bài tập bắt buộc bất cứ 1 ai học Boxing phải làm, nó là cái cơ bản nhất, giúp chúng ta có 1 nền móng vững chắc về kĩ thuật. Những ngày tiếp theo cùng với việc trau dồi về kĩ thuật, tôi được tập kèm thể lực.

Trong bất kể 1 môn thể thao nào, thể lực cũng là thứ cốt lõi nhất, giúp chúng ta thi đấu, thực hiện các bài tập kĩ thuật khó khăn. Ở Boxing, ngoài việc tập thể lực cơ bản như chạy bền, chạy biến tốc… thì các bài tập như bật cóc, đi xe bò bằng tay, kéo dây, chạy kết hợp đấm và quan trọng nhất là chống đẩy… là những thứ cực hình.  Tuy nhiên càng về sau, việc thể lực được tăng lên một cách nhanh chóng giúp tôi có thể kéo dài sức và tăng tốc độ đáng kể của nắm đấm cũng như là trong các bài tập kĩ thuật. Hãy chú ý về thể lực chuyên môn, không có thể lực, bạn không thể thực hiện tốt các bài tập, đây là 1 trong những yêu cầu bắt buộc của thể thao, nếu bạn muốn nó hiệu quả thực sự…

 (còn tiếp)

Via: Mannup