Capoeira – văn hóa, võ thuật và niềm vui giữa đất Sài Gòn

Capoeira là một trong những môn võ thuật truyền thống nổi tiếng nhất của người Brazil, nhưng lại có xuất xứ từ châu Phi. Với hệ thống kỹ thuật độc đáo và khác lạ so với nhiều bộ môn còn lại nhưng vẫn đậm tính hiệu quả, Capoeira dễ dàng gây ấn tượng với người hâm mộ võ thuật trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, Capoeira chưa hình thành phong trào lớn mạnh nhưng đã có nhóm tập bài bảnat trong suốt 4 năm qua.

Engolo – “tổ tiên” của Capoeira ngày nay

Võ sĩ Capoeira K.O võ sĩ Taekwondo trong cuộc chiến đường phố

Rất khó để nói chính xác Capoeira xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào. Khoảng những năm 2010, đã có một số võ sư Capoeira tìm kiếm học trò trên các trang mạng xã hội. Hầu hết họ đều là người nước ngoài, đến với Việt Nam vì lý do công việc và tranh thủ tập luyện rồi lại rời sang nước khác. Những tháng ngày đó không để lại được gì nhiều ngoài câu hỏi: Khi nào Capoeira Việt Nam mới thực sự có một nhóm tập ổn định.

Câu trả lời bất ngờ xuất hiện vào giữa tháng 3/2013. Khi đó, đôi vợ chồng mới cưới Jen Nguyễn (Việt kiều Mỹ) và Jade Nguyễn (du học sinh) cùng nhau trở về Việt Nam, mang theo kinh nghiệm và kỹ năng Capoeira học được những tháng ngày ở Mỹ. CLB Capoeira chính thức đầu tiên ở Việt Nam mang tên CBP Da Topazio Vietnam.

Sau một thời gian, vì lý do cá nhân nên cặp đôi tiên phong của làng Capoeira Việt Nam quyết định trở về Mỹ vào tháng 6/2015, để lại phong trào đang dang dở.

Tiếp nối từ nền tảng đó, những người tập luyện vẫn còn đam mê với bộ môn như anh Lương Đức Hữu Phương đã tiếp tục gầy dựng nhóm tập. May mắn mỉm cười khi hai người thầy Nhật Bản là Takuma Morimoto Yasunari Tsutsui biết đến nhóm tập trên Facebook và quyết định tham gia. Một lần nữa, người hâm mộ Capoeira Việt Nam lại có cơ hội tập luyện cùng những HLV có trình độ, thay vì phải mày mò tự tập luyện như đã từng.

Không phải tự nhiên mà Capoeira được người Việt yêu mến đến mức bất chấp khó khăn để theo đuổi. Từ khoảng những năm 2010, Capoeira đã được biết đến từ những tựa phim, các bài viết trên những diễn đàn võ thuật. Những ngôi sao như Lateef Crowder bắt đầu dấn thân vào làng điện ảnh và biến Capoeira thành một trong những môn võ ấn tượng, độc đáo nhất từng có trong các tựa phim hành động. Người Việt biết đến Capoeira, và bắt đầu tìm kiếm Capoeira kể từ đó.

Thế nhưng, để Capoeira tồn tại được ở Việt Nam – nhất là ở những môi trường võ thuật sôi nổi như TP.HCM, yếu tố “độc, lạ, dễ gây hiếu kỳ” là chưa đủ. Hơn 4 năm tồn tại chính thức, trải qua những khó khăn tưởng chừng đủ để đặt dấu chấm hết, Capoeira vẫn được duy trì và được biết đến như một bộ môn võ thuật đậm tính văn hóa, âm nhạc và giải trí. Người tập Capoeira vẫn gắn bó với bộ môn này vì nhiều lý do: những chuyển động phức tạp và có giá trị rèn luyện thể chất tốt, những buổi  đấu tập Roda (*chú ý: đọc là “Hoda”) vui vẻ trong tiếng nhạc… tất cả làm nên một nhóm tập thú vị giữa lòng Sài Gòn, những chàng trai cô gái với chiếc quần dài trắng đặc trưng luôn thu hút mọi ánh nhìn quanh công viên Tao Đàn mỗi sáng Chủ Nhật.

Hiện nay, Capoeira vẫn chưa phải một bộ môn võ thuật – thể thao được công nhận chính thức ở Việt Nam, dẫn tới một số khó khăn trong việc phát triển thêm nhóm tập hoặc tìm địa điểm tập luyện. Tuy nhiên, Capoeira vốn là một bộ môn tự do và mang đậm tinh thầnh phóng khoáng của con người Nam Mỹ. Capoeira có thể phát triển ở mọi nơi như sân cát thảm cỏ, trên những khoảnh sân công viên mà nhóm tập Capoeira Việt Nam vốn đã gắn bó.

Khởi nguồn từ thế kỉ 16 bằng sự kết hợp tinh hoa võ thuật giữa các nô lệ châu Phi với người Brazil bản xứ, Capoeira sở hữu một nguyên lý võ thuật độc đá với nhiều đòn đá và chuyển động phóng khoáng với uy lực mạnh mẽ xuất phát từ định luật luột đòn bẩy và momen quay. Một điều nữa khiến Capoeira trở nên đặc biệt với nhiều môn võ khác đó là khả năng kết hợp với những điệu nhảy, luyện tập bằng những điệu nhảy, và…tận hưởng thú vui võ thuật với những điệu nhảy. Không có gì quá khó hiểu, bởi lẽ bộ môn võ thuật thú vị này đã phải trải qua một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn khi đất nước Brazil bị Bồ Đào Nha xâm chiếm, cai trị, cấm đoán mọi hình thức tụ tập rèn luyện võ thuật, đẩy tới việc Capoeira phải chuyển hóa những đòn đá uy lực vào điệu nhảy. Và cũng từ đó mà chúng ta ngày hôm nay có thể những kiến những bài nhảy Roda của Capoeira – một trong những hình thức rèn luyện võ thuật độc đáo nhất thế giới.

Capoeira không chỉ là võ thuật và sự đối kháng trong võ thuật. Capoeira là một phần văn hóa Nam Mỹ, một sự kết hợp thú vị giữa võ thuật – âm nhạc và những điệu nhảy. Việc Capoeira tồn tại ở TP.HCM  không chỉ mang giá trị như một bộ môn được yêu thích mà còn là mảnh ghép văn hóa quan trọng trong là thể thao thành phố mang tên Bác – vốn là nơi nổi tiếng chắp cánh cho sự phát triển của những bộ môn mới.

Phạm Vũ – Tuyên Nguyễn