‘Vua khỉ’ của Trung Quốc – Từ đệ tử chùa Thiếu Lâm đến ngôi sao MMA

(VoThuat.vn) – Song Yadong từng hâm mộ võ thuật Trung Quốc đến nỗi anh thuyết phục mẹ đóng gói đồ đạc và gửi anh đến học dưới sự dẫn dắt của những bậc thầy kung fu nổi tiếng của Thiếu Lâm.

Vào thời điểm ấy anh chỉ mới 9 tuổi. “Tôi đã xem rất nhiều bộ phim kung fu, vì vậy tôi muốn được giống như những người hùng đó, Lý Liên Kiệt chẳng han,” Song nói. “Tôi đến Thiếu Lâm và tôi tập luyện, thức dậy mỗi ngày lúc 5 giờ sáng. Nó khó hơn tôi từng mong đợi.”

Một thập kỷ trôi qua và khát vọng chiến đấu của Song đã dẫn anh gia nhập vào hàng ngũ của Ultimate Fighting Championship (UFC) để thi đấu trên sàn đấu MMA lớn nhất thế giới.

“Tôi rời Thiếu Lâm sau hai năm và sau đó tôi đã tập luyện MMA,” chàng trai 20 tuổi nói. “Tôi thích hành động, tôi thích sự thực rằng mỗi trận đấu sẽ là một bài kiểm tra và rằng tôi luôn luôn phải làm việc hết mình để trở thành võ sĩ giỏi nhất.”

Song là người đi đầu trong việc thúc đẩy quảng bá MMA tại thị trường Trung Quốc, đất nước được xem là ngôi nhà tâm linh của tất cả các môn võ, và tay đấm đến từ Thiên Tân là một trong chín võ sĩ địa phương tham gia vào sự kiện đầu tiên của UFC được tổ chức tại thủ đô của Trung Quốc.

Sự kiện UFC Fight Night 141 diễn ra tại Cadillac Arena của Bắc Kinh, chứng kiến trận đấu bom tấn giữa hai tay đấm hạng nặng Francis “The Predator” Ngannou (11-3) và Curtis “Razor” Blaydes. Nhưng người hâm mộ Trung Quốc vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng vào những võ sĩ của họ.

“Đây sẽ là cơ hội lớn nhất cho những võ sĩ Trung Quốc chúng tôi và cho môn thể thao này có thể phát triển ở Trung Quốc”, Song nói.

Dùng chứng minh giả

Sự phát triển của Song ở UFC đã thu hút sự chú ý của Trung Quốc, cũng như câu chuyện nguồn gốc của anh.

Khi Song 15 tuổi, anh cố gắng để trở thành một võ sĩ MMA chuyên nghiệp vì vậy anh đã sử dụng chứng minh giả để thuyết phục các nhà tổ chức ở địa phương rằng anh đã 18 tuổi và được phép thi đấu một cách hợp pháp.

“Tôi đã cực kỳ hung hăng vào lúc đấy,” Song nói. “Tôi chỉ muốn thi đấu vì vậy tôi đã sử dụng chứng minh giả. Tôi trông đủ mạnh mẽ để họ có thể tin tôi.”

Sau khi miệt mài thi đấu ở các sự kiện trong nước và khu vực – giành được 10 trận thắng và 3 trận thua – Song nhận được một cuộc gọi bất ngờ vào tháng 11 năm ngoái, chỉ vài tuần trước khi UFC được ra mắt tại đại lục Trung Quốc.

Được gọi để thay thế một tay đấm bị thương tại UFC Fight Night 122, Song chỉ cần hơn bốn phút để hạ gục Bharat Khandare của Ấn Độ. Anh sau đó duy trì được thành tích ấn tượng bằng một cú knockout ở hiệp đấu thứ hai trước cựu võ sĩ người Brazil Filipe Arantes ở Singapore vào tháng sáu, và sau đó đến với Bắc Kinh với thành tích 12 trận thắng và 3 trận thua.

“Vẫn còn rất nhiều kỹ năng tôi cần phải cải thiện,” Song nói. “Tôi đang tập trung từng bước từng bước để chiến đấu và giành chiến thắng. Tôi đã được đào tạo với (UFC Hall of Famer) Urijah Faber và nhóm Alpha Male ở California và tôi vẫn đang học. Các võ sĩ Trung Quốc cần nhiều kinh nghiệm hơn nhưng chẳng mấy chốc chúng tôi sẽ trở nên hùng mạnh.”

UFC hiện có 11 võ sĩ Trung Quốc trong danh sách, một sự kết hợp giữa các ngôi sao đã được kiểm như cựu chiến binh hạng bán trung Li “The Leech” Jingliang và các ngôi sao đang lên như Song và võ sĩ nữ hạng nhẹ Zhang Weili.

Vừa qua, UFC đã công bố khoản đầu tư khoảng 13 triệu đô la Mỹ vào học viện MMA lớn nhất thế giới ở Thượng Hải, được thiết kế để giúp các võ sĩ Trung Quốc thực hiện chuyển đổi từ các chương trình quảng bá nhỏ sang mô hình UFC.

Song gần đây đã thay tên “The Terminator” là tên trên sàn đấu của mình thành “The Monkey King”, liên quan đến anh hùng thần thoại Trung Quốc Tôn Ngộ Không.

Anh tin rằng lịch sử phong phú của Trung Quốc gắn liền với võ thuật của đất nước – và các võ sĩ – sẽ chiến đấu tốt tại MMA để tiếp tục lưu giữ. “Chúng tôi có lịch sử của Trung Quốc,” Song nói. “Đây mới chỉ là sự bắt đầu thôi.”

https://youtu.be/uRIn6KMuwVE

Lâm Oanh