Những bí mật về “cận vệ kính đen” 14 năm bên Tổng thống Putin

14 năm qua, đại tá Viktor Zolotov được tin tưởng giao cho nhiệm vụ gìn giữ tính mạng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Cao thủ” luôn túc trực bên Putin này có gì đáng sợ?

Giải mã “cao thủ kính râm” bí ẩn túc trực bên Tổng thống Putin
Võ công tuyệt đỉnh của Tổng thống Nga Putin

Zolotov bắt đầu đến với nghề vệ sĩ chuyên nghiệp từ năm 1990. Trước khi gặp và trở thành người cận vệ cho Putin, Zolotov từng làm ở một công ty vệ sĩ tư nhân của “đại gia an ninh” Roman Tsepov, một tay xã hội đen quyền lực đứng sau chính quyền St Petersburg. Công ty này chuyên bảo vệ các lãnh đạo cấp cao của thành phố và cả “trùm giang hồ” Aleksandr Malyshev.

Putin

Zolotov được chọn làm cận vệ cho Putin từ năm 1999 (ngay sau khi Putin được bổ nhiệm làm tổng thống). Sau này, Zolotov liên quan cái gọi là “Cuộc chiến Siloviki” giữa những năm 2000: Cuộc đấu đá quyền lực giữa các phe phái trong các cơ quan an ninh với người thân cận ông Putin. Về sau Viktor Cherkesov thua Igor Sechin và Nikolai Patrushev nhưng Zolotov không bị mất chức như Cherkesov vì ông không ra mặt chống phe thắng. Zolotov còn được cho là người có tư tưởng thoáng, ủng hộ ông Dmitri Medvedev thay ông Putin làm tổng thống hồi năm 2008.

Hồi tháng 9-2013, ông Putin phong Zolotov làm chỉ huy phó lực lượng 170.000 quân Bộ Nội vụ, dưới trướng tướng Nikolai Rogozhkin, theo nhà nghiên cứu Donald Jensen người Mỹ tại Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học John Hopkins, và là tác giả bài báo “Cận vệ của Putin”.

Putin

Jensen mô tả Rogozhkin có mối “quan hệ cơ yếu” với ông Putin và là “đối tượng bị phê bình do hậu quả tham nhũng trong hàng ngũ”, nên sau này Zolotov còn có thể lãnh toàn bộ trách nhiệm chỉ huy lực lượng quân Bộ Nội vụ. Trước khi được phong làm phó chỉ huy, Zolotov là Phó chỉ huy FSO, lực lượng bảo vệ Tổng thống Nga.

Theo nhà nghiên cứu Jensen, việc chọn Zolotov là một bước chuẩn bị một đơn vị quân mới là Vệ binh quốc gia gồm cảnh sát quân sự và lính dù sáp nhập lại. Nếu lập Vệ binh quốc gia được lập, đơn vị này sẽ “chịu trách nhiệm bảo vệ trật tự hiến pháp”, tức bảo vệ ông Putin và chế độ.

Theo Jensen, việc thành lập lực lượng này là do ông Putin đã bắt đầu lo lắng về hững cuộc biểu tình có thể bùng phát từ một cuộc khủng hoảng kinh tế-chính trị. Trong những cuộc biểu tình xảy ra hồi đầu năm 2012, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm OMON đã tích cực hoạt động ngăn chặn bạo lực nhưng quân Bộ Nội vụ tỏ ra thụ động, đến nỗi ông Putin đã nghiêm khắc phê bình Cơ quan An ninh liên bang (FSB) không đề phòng các cuộc biểu tình phản đối. Mặt khác, việc đảm bảo an ninh cho Olympic mùa đông 2014 (vào tháng 2 tới tại Sochi) cũng là một thử thách lớn.

V.Đ