Những môn võ gắn liền với âm nhạc

Nếu nhắc đến những môn võ gắn liền với âm nhạc và những điệu nhảy, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua hai cái tên Muay Thái và Capoeira.

Âm nhạc và tập luyện – Khơi nguồn động lực cho ngày mới

Trịnh Công Sơn – Ngã rẽ cuộc đời từ võ thuật đến âm nhạc

Muay Thái – âm nhạc, văn hóa và tâm linh

Ngày nay, Muay Thái vẫn tiếp tục được phát triển, nhưng vẫn có những yếu tố truyền thống không thể – và không nên thay đổi, đặc biệt là việc sử dụng kèn và trống làm nhạc điệu cho những trận đấu. Điều này tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa võ thuật Thái Lan, điển hình là bộ môn võ thuật – nghệ thuật mà ta đang nói tới: Muay.

Muay Thái

Âm nhạc là một trong những nét đặc trưng của Muay Thái. Nếu bạn luyện tập hay trình diễn một bài nhảy, bạn có thể dùng băng thu âm bài nhạc cho mình. Nhưng trong các trận đấu Muay Thái đúng chất truyền thống thì những bản “nhạc sống” được trình diễn tại chỗ là điều không thể thay thế. Trong nghi lễ chào sân và cả đến khi trận đấu diễn ra, những điệu nhạc vẫn luôn được duy trì, như một sự cổ vũ tinh thần, và cũng là một liệu pháp thể chất hiệu quả: chìm đắm trong nhạc điệu, các võ sĩ Muay Thái dễ dàng đạt được cảm hứng và tinh thần và hiệu quả chiến đấu cao nhất.

Capoeira – môn võ hóa thân trong điệu nhảy

Capoeira là một môn võ thuật xuất phát từ Brazil, nhưng có nguồn gốc châu Phi, được các nô lệ người da đen bí mật du nhập và truyền bá, ngụy trang thành những vũ điệu trong những nghi lễ tôn giáo để tránh né sự kiểm soát của thực dân châu Âu. Cái tên Capoeira do người da đỏ ở Brazil đặt, nghĩa là “trảng bụi mọc lại sau khi bị cắt”, đó cũng là nơi người da đen tới sinh hoạt. Ở Brazil có các cuộc thi đấu giữa những hội Capoeira khác nhau.

Capoeira, tập luyện và đắm chìm trong âm nhạc

Capoeira vốn có một hiệu lực về mặt chiến đấu thật đáng sợ. Đó là một nghệ thuật tập hợp nhiều nghệ thuật khác. Nó là thứ trò chơi nhào lộn, vừa là âm nhạc, vừa là thơ ca. Capoeira không chỉ tồn tại như một bộ môn võ thuật còn là mảnh ghép văn hoá châu Mỹ – La tinh đặc sắc, nơi người ta sáng tác ra các bài hát, chế tạo ra các nhạc cụ, cùng khai phá những phương pháp chiến đấu độc đáo.

Các võ sinh Capoeira luôn luôn tập luyện trong tiếng nhạc, sử dụng âm nhạc như cách để kiểm soát nhịp điệu, cảm hứng và đòn thế.

Âm nhạc và võ thuật từ lâu đã song hành?

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy ngay từ thời nguyên thủy, con người đã sử dụng tiếng reo hò – những “nguyên liệu” đầu tiên của âm nhạc trong lao động. Võ thuật hình thành, tiếng reo hò tiếp tục phát huy giá trị trong chiến đấu. Điều đó chứng tỏ ngay từ xa xưa, con người đã cảm nhận được sự đồng điệu giữa chuyển động cơ thể với những nhịp điệu, âm nhạc phù hợp. Sự xuất hiện của âm nhạc trong những bộ môn võ thuật nói trên cho thấy cách đây hàng trăm năm, con người đã tìm ra mối dây liên kết giữa âm nhạc và võ thuật.

Ngày nay, các môn võ hiện đại cũng được tập luyện trong âm nhạc. Các võ sĩ Kickboxing, Boxing tập luyện cùng âm nhạc như một cách để khơi gợi sự hào hứng, động lực. Bên cạnh những bản nhạc được tận dụng làm nhạc tập luyện, nhiều bản nhạc đã được sáng tác và “thiết kế” với nhịp điệu, cường độ phù hợp để tập luyện thể chất.

Âm nhạc trong thi đấu Muay Thái

[jwplayer player=”1″ mediaid=”76837″]

Phạm Vũ