PGS. TS Hoàng Vĩnh Giang: “Võ Việt sẽ được nâng tầm quốc tế”

Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Cúp Thăng Long lần thứ nhất năm 2015 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vừa kết thúc thành công và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ võ Việt, phóng viên VoThuat.vn đã có cuộc trao đổi cùng với PGS. TS Hoàng Vĩnh Giang – Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam với những nội dung xung quanh phía sau sự kiện lớn này.

Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền: Âm vang hào khí Thăng Long
Việt Nam “tấn công” làng võ thuật thế giới

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết sự khác biệt của Đại hội này so với Liên hoan quốc tế võ thuật cổ truyền được tổ chức tại Bình Định vào các năm chẵn?

Liên hoan Quốc tế Võ thuật Cổ truyền đã được tổ chức nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức với quy mô rất lớn mang tên Cúp Thăng Long.

Sau khi được phép của Chính phủ, Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam cũng các Liên đoàn Võ Cổ truyền các nước sẽ tiến hành thành lập Liên đoàn Võ Cổ truyền Quốc tế. Sau đó Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam kết hợp cùng Ủy ban Olympic Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội, Hội Võ thuật Cổ truyền Hà Nội đứng ra tổ chức Đại hội Võ Cổ truyền thế giới Cúp Thăng long lần thứ I – 2015. So với Bình Định thì hai sự kiện trọng đại này đều được diễn ra tại một địa điểm và có nội dung rất phong phú, cụ thể là thi đấu 10 bài quyền Quốc tế đã được tinh lọc và nâng cấp toàn diện về kỹ thuật.

Các bài biểu diễn nội dung đối luyện tay không – tay không, tay không – binh khí phát huy sự sáng tạo nghệ thuật chiến đấu trong Võ học. Điểm khác biệt tiếp theo là sự có mặt của các nội dung thi đấu biểu diễn nội công, công phá, Võ dưỡng sinh tại Đại hội Quốc tế võ Cổ truyền Cúp Thăng Long lần I.

PGS. TS Hoàng Vĩnh Giang – Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam chia sẻ về Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Cúp Thăng Long lần thứ nhất năm 2015
PGS. TS Hoàng Vĩnh Giang – Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam chia sẻ về Đại hội quốc tế Võ cổ truyền Cúp Thăng Long lần thứ nhất năm 2015

Đặc biệt ở hai nội dung thi đấu Quyền quy định, Quyền tự chọn, Dưỡng sinh và nhất là thi đấu đối kháng trên võ đài đã được trang bị các hệ thống chấm điểm cho các trọng tài với các loại đèn báo và màn hình HD ở mức độ hiện đại không hề kém bất cứ môn Võ thuật Quốc thế nào trên Thế giới. Đây là điểm nổi bật và mới nhất so với trước đây và cũng là niềm tự hào của Võ Cổ truyền Việt Nam. Hy vọng rằng, làng Võ Việt Nam sẽ có sự trợ lực trong việc quảng bá, thu hút để nạp thêm nhiều các Quốc gia trên Thế giới tham gia vào ngôi nhà Võ Cổ truyền Thế giới (WFVV). Ban tổ chức ghi nhận sự tham gia của 50 đoàn từ 32 quốc gia và 30 đoàn các tỉnh thành trong nước.

PV: Được biết, sự kiện quan trọng nhất của Đại hội là việc thành lập Liên đoàn Thế giới Võ Cổ truyền Việt Nam (WFVV) vào ngày 8.8. Chúng ta đã chuẩn bị như thế nào về mặt nhân sự cho WFVV?

Liên đoàn Thế giới Võ Cổ truyền Việt Nam – WFVV đã được thành lập vào ngày 8/8/2015, đây là một sự kiện được phép của Chính phủ, thể theo nguyện vọng của các nước đang có sự truyền bá và phát triển của Võ Việt Nam do vậy Ban tổ chức ở đây là Tổng cục Thể dục Thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Hà Nội, Hội Võ thuật Hà Nội… nhân sự của Liên đoàn được dự kiến rất công bằng, có các đại diện điển hình từ Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt Nam, đại diện của các nước có sự phát triển mạnh về Võ Cổ truyền Việt Nam.

Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Cúp Thăng Long lần thứ nhất năm 2015 diễn ra tại Hà Nội vừa kết thúc thành công và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ võ Việt
Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Cúp Thăng Long lần thứ nhất năm 2015 diễn ra tại Hà Nội vừa kết thúc thành công và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ võ Việt

Hiện nay đã có khoảng 5 Tổng Thư ký NOC và hàng chục quốc gia đã giới thiệu các đại diện chính thức từ ngành Thể dục Thể thao, từ Uỷ ban Olympic Quốc gia. Dự kiến sẽ chọn khoảng trên 50 Ủy viên Ban Chấp hành từ các nước và khoảng 20 Ủy viên thường vụ và đương nhiên sẽ bầu các chức danh như: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký, Trưởng các Ban Chuyên môn thuộc Liên đoàn Võ Cổ truyền Thế giới. Nhân sự cho WFVV là sự tham gia tương đối phân đều giữa các đại diện từ Việt Nam cũng như từ năm châu và các phân vùng của châu lục để dần dần sẽ làm nòng cốt cho các Liên đoàn châu lục. Hy vọng Đại hội sẽ diễn ra “xuôi chèo mát mái” để lần đầu tiên có được một Liên đoàn bao gồm hầu hết các Trường phái Võ Cổ truyền Việt Nam nằm trong 1 ngôi nhà chung đó là WFVV.

PV:  WFVV đã được mong muốn thành lập từ khá lâu, nhưng vì rất nhiều nguyên nhân mà chưa thể. Vì sao WFVV xuất hiện trong thời điểm này và chúng ta đã vượt qua những khó khăn như thế nào để có được WFVV của ngày hôm nay?

Cơ hội thành lập WFVV xuất hiện trong thời điểm này là một kết quả tất yếu thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, thể hiện nguyện vọng từ lâu của Võ lâm Việt Nam – mong muốn có 1 ngôi nhà chung. Để có kết quả đó, Liên đoàn Võ Cổ truyền đã cố gắng quy tụ được sự đoàn kết nhất trí mà trung tâm là Ban Chấp hành Liên đoàn Võ Cổ truyền Việt nam cộng với nguyện vọng đích thực đến từ các lò võ, các môn phái của các nước trên Thế giới. Liên đoàn cũng nhận được sự tài trợ về kinh phí của Công ty FECON –là 1 công ty với những doanh nhân trẻ rất tài năng và có uy tín trong ngành xây dựng hạ tầng, một tập thể có công lớn trong việc tài trợ và tìm kiếm tài trợ cho việc tổ chức thành công sự kiện này.

Những tiết mục, bài thi, trình diễn ở Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền năm 2015 thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả
Những tiết mục, bài thi, trình diễn ở Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền năm 2015 thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả

 Định hướng và mục tiêu phát triển của WFVV trong nhiệm kỳ đầu tiên là gì thưa ông? Ông mong đợi gì từ việc thành lập này?

 Việc thành lập WFVV có mục tiêu rất rõ ràng là cùng với Vovinam nguyên là một môn phái Võ Cổ truyền Việt Nam được tách ra để đi tiên phong nhằm quảng bá ở các đấu trường khu vực và Châu lục WFVV. Và Vovinam sẽ phải theo một thuật ngữ thường dùng trong Võ học là sử dụng chiêu: “song kiếm – hợp bích ” để cùng nhau truyền bá văn hóa dựng nước và giữ nước của Võ thuật Việt Nam.

Vấn đề hiện nay mà WFVV phải hướng tới là phải lấy mục tiêu đuổi kịp về quy mô, tầm ảnh hưởng như của các môn phái Võ Quốc tế khác như Taekwondo, Karatedo, Wushu, Silat… Đây là 1 bài toán không dễ giải, WFVV phải có phương thức thực hiện đúng đắn. WFVV có thể sẽ nên cùng Liên đoàn Vovinam Thế giới – vốn đã quốc tế hóa sớm hơn giúp đỡ nhau cùng phát triển và từ nay cho đến năm 2020 phấn đấu có thêm khoảng 30 quốc gia nữa và nếu xét từ góc độ “tầm nhìn đến năm 2030” thì tổng số các nước tham gia có thể sẽ đạt được mong sao là khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ chăng?…

Hiếu Dân (Thực hiện)