Phí thăng đẳng Taekwondo Việt Nam: Tiền ảo và tiền thật

Vừa qua, ông Nguyễn Thanh Huy (Phó tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam) vừa lên tiếng đính chính về vấn đề nhiều CLB và HLV Taekwondo thu tiền thi thăng đẳng quá mức bình thường.

Nhìn lại chuyến thi đấu đầu tiên của Taekwondo Việt Nam năm 2017

Taekwondo Việt Nam – đường đến SEA Game 29

Dẫn chứng việc một số môn sinh Taekwondo phản ánh số tiền thi đẳng Taekwondo lên đến con số triệu đồng, ông Nguyễn Thanh Huy cho biết đây có thể là số tiền bao gồm lệ phí tham dự, phí làm văn bằng (nếu đủ tiêu chuẩn thăng đẳng) và tiền học phí cho lớp tập huấn thăng đẳng (nếu có). Nếu không có số tiền học phí tập huấn thăng đẳng, khả năng duy nhất khiến tổng số tiền đến mức triệu đồng đó là phí đổi sang văn bằng thế giới (Kukkiwon). Dù vậy, việc quy đổi văn bằng sang hệ thống văn bằng thế giới lại là điều không bắt buộc thực hiện.

img_0022

Điều đáng nói rằng lệ phí tham dự và phí làm văn bằng đều được Liên đoàn Taekwondo Việt Nam quy định rõ ràng và ở mức thấp, chẳng hạn lệ phí tham dự thi 2 đẳng là 150.000VNĐ, còn phí làm văn bằng cũng không được phép thu nếu như võ sinh không đủ tiêu chuẩn thăng đẳng. Con số đáng kể nhất là tiền học phí cho lớp tập huấn thăng đẳng mà các CLB và đơn vị có quyền tự tổ chức (hoặc không), định mức học phí (tùy theo quy mô buổi tập huấn). Theo ông Nguyễn Thanh Huy, việc võ sinh có đóng tiền học phí và theo học các lớp này hay không là thỏa thuận dân sự giữa võ sinh và CLB, hoàn toàn không mang tính ép buộc và cũng không nằm dưới danh nghĩa Liên đoàn Taekwondo Việt Nam. Việc liệt kê các loại phí này vào chung tên gọi “phí thi đẳng” là cách làm tổn hại rất lớn đến uy tín của Liên đoàn, đồng thời khiến võ sinh Taekwondo hiểu sai về cách thức thi đẳng.

Công văn của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam về lệ phí thăng đẳng.
Công văn của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam về lệ phí thăng đẳng.

Làm rõ thêm về điều này, ông Nguyễn Thanh Huy khẳng định các võ sinh Taekwondo có quyền chọn hoặc từ chối các lớp tập huấn thăng đẳng mà đơn vị tổ chức trước kỳ thi thăng đẳng được Liên đoàn Taekwondo Việt Nam giám sát. Các CLB có nghĩa vụ giải thích rõ các khoản phí thu từ võ sinh, thông báo chính xác khoản phí bắt buộc của Liên đoàn và khoản học phí tập huấn của riêng đơn vị. Ngoài ra, các đơn vị cũng cần cân nhắc tổ chức tập huấn một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho phong trào. Trên trang mạng xã hội cá nhân của mình, ông viết “CLB có thể có cái gọi là “quyền dân chủ”, thì đương nhiên cũng không có cái quyền “ép” võ sinh. Như vậy, phụ thuộc vào tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của Công ty và CLB để xây dựng thương hiệu và phát triển CLB. Nếu thu nhiều quá, mà cung cấp dịch vụ không tương xứng, hoặc võ sinh không thể đáp ứng….thì họ có quyền đi tập ở chỗ khác, hoặc đăng ký tham dự thi với tư cách thí sinh tự do…..”

Ông Nguyễn Thanh Huy (Phó tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Huy (Phó tổng thư ký Liên đoàn Taekwondo Việt Nam

Việc tự tổ chức tập huấn thăng đẳng là việc làm tốt và phù hợp, góp phần làm nâng cao trình độ võ sinh Taekwondo Việt Nam, đặc biệt kể từ Liên đoàn Taekwondo Thế giới bắt đầu hỗ trợ giúp mô sinh Việt Nam đổi sang hệ thống bằng quốc tế. Tuy nhiên, việc các CLB cố tình giải thích lập lờ về các khoản phí tập huấn thăng đẳng hoặc gán ghép khoản tiền này vào quy định của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam để buộc môn sinh tham gia là hành vi hoàn toàn sai trái và có thể bị Liên đoàn nhắc nhở, xử lý và nặng nhất là khai trừ tư cách hội viên của các CLB/HLV vi phạm.

Hồ Võ