Tổ sư Vịnh Xuân, Ngũ Mai Sư Thái có phải là người thật hay không?

Trong bộ phim nổi tiếng năm 1994 của Hồng Kông Vịnh Xuân Quyền, Dương Tử Quỳnh đóng vai Nghiêm Vịnh Xuân, một phụ nữ trẻ tuổi thành thạo võ thuật, người đã bảo vệ ngôi làng của cô chống lại bọn cướp.

5 khoảnh khắc hiếm thấy khó tìm của huyền thoại Lý Tiểu Long
9 kỷ lục thế giới không ai có thể phá vỡ của Lý Tiểu Long

Trong phim, sư phụ của Nghiêm Vịnh Xuân chính là Ngũ Mai Sư Thái, chính là người đã truyền dạy các kỹ thuật cho cô, và cô đã phát triển nó thành phong cách Vịnh Xuân mà chúng ta biết ngày nay.

Mặc dù đây chỉ là một trong nhiều huyền thoại xung quanh việc thành lập nên Vịnh Xuân, câu chuyện của Ngũ Mai Sư Thái và Nghiêm Vịnh Xuân được chú ý nhiều hơn bởi vì nó cũng được xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng Diệp Vấn. Tuy nhiên, có nhiều cuộc tranh luận về tính chính xác của câu chuyện lịch sử này, bao gồm cả việc Ngũ Mai Sư Thái, hay thậm chí là Nghiêm Vịnh Xuân, có phải là một người thật hay không.

Tổ sư Vịnh Xuân Ngũ Mai Sư Thái

Câu chuyện trong Diệp Vấn bắt đầu bằng việc chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam bị phá huỷ dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Khang Tây, người đã cai trị từ năm 1661 đến năm 1722. Ngũ Mai Sư Thái là một trong năm người đã trốn thoát và trú ẩn trong một ngôi đền gần nhà của Nghiêm Vịnh Xuân ở Tây Nam Trung Quốc. Khi nghe tin rằng một tên cường hào ở địa phương đang cố gắng bắt Nghiêm Vịnh Xuân kết hôn với hắn, Ngũ Mai Sư Thái đã quyết định dạy cô cách chiến đấu.

Hệ thống võ thuật lấy tên Vịnh Xuân và được truyền cho nhiều thế hệ.

Trước khi Ngũ Mai Sư Thái rời khỏi, bà nói với Nghiêm Vịnh Xuân hãy tôn vinh những giá trị truyền thống của Kung Fu và “giúp đỡ lật đổ chính quyền nhà Thanh và khôi phục triều đại nhà Minh.”

Ngũ Mai Sư Thái có thật hay không?

Viện nghiên cứu Vịnh Xuân cho rằng Ngũ Mai Sư Thái là một người thật, mặc dù bà có thể không phải là một thầy tu mà đó chỉ đơn thuần là vỏ bọc cho cuộc cách mạng chống nhà Thanh từ những năm 1600. Họ cũng cho rằng ba có thể là con gái của một vị tướng nhà Minh đã cố gắng ám sát hoàng đế nhà Thanh bằng cách sử dụng các kỹ năng võ thuật thượng thừa.

Viện nghiên cứu còn cho rằng bà không phải là người khởi xướng ra hệ thống võ thuật, mà có thể là một học viên thế hệ thứ năm của “Bạch Hạc Quyền ở Yongchun”. Và sau đó đã truyền dạy lại cho Nghiêm Nhị, cha của Nghiêm Vịnh Xuân.

Vịnh Xuân được sáng lập bởi một người khác?

Một phiên bản khác nói rằng Vịnh Xuân được thành lập bởi một người phụ nữ sống ở quận Yongchun hoặc một nhà sư đến từ ngôi đền Yongchun. Cả hai câu chuyện đều không liên quan đến Ngũ Mai Sư Thái.

Benny Meng, người quản lý của Bảo tàng Ving Tsun (một cách viết khác của Wing Chun) ở Ohio, đã xuất bản một ấp phẩm cùng với Steve Rudnicki để giải thích một số câu hỏi đằng sau câu chuyện huyền thoại này. Meng đã từng tập luyện với Moy Yat, một trong những đệ tử của Diệp Vấn.

Meng và Rudnicki tuyên bố rằng “không có bằng chứng ghi chép” là năm người đã trốn thoát khỏi Thiếu Lâm Tự là những người thật, và truyền thuyết nói về họ có từ những năm 1800, trong khi Vịnh Xuân đã tồn tại từ những năm 1600.

Họ tiếp tục đặt câu hỏi về sự tồn tại của Nghiêm Vịnh Xuân, trong đó cũng không có bằng chứng lịch sử: “Nếu không có năm người đó, thì Ngũ Mai Sư Thái là không tồn tại. Nếu năm người đó là những người hoạt động cách mạng của thời đại, thì khi đó, họ cũng được lịch sử ghi lại.”

Đến nay, việc Ngũ Mai Sư Thái có phải là một người thật trong lịch sử hay không vẫn là một câu hỏi chưa có giải đáp thích đáng.

Anh Thư