Trạm Trang Công – phương pháp dưỡng sinh cổ đại

Trạm trang là một phương pháp dưỡng sinh cổ đại của võ thuật Trung Hoa.
 Từ 2000 năm trước, trong sách ”Hoàng đế nộI kinh” đã viết ”…. Thượng cổ hữu chân nhân, đề khiết thiên địa, bả ác âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần, cơ nhục nhược nhất, cố năng thọ tế thiên địa,…” Nhưng 1000 năm trở lạI, phương pháp này chỉ được ngườI ta coi là cơ bản công trong quá trình nhập môn võ thuật. Dùng tính nguyên lí, chất căn bản của trạm trang như cương nhu, hư thực, động tĩnh, lỏng chặt đan kết và công dụng của âm dương tương giao, thủy hỏa khắc chế, kết hợp thể nghiệm mấy chục năm luyện công, sáng tạo ra một loạI công pháp động tĩnh tương kiêm, nội ngoạI ôn dưỡng, dùng để phòng bệnh, trị bệnh, kiện thân, ích thọ, gọi là Trạm trang công.
Thông qua Viện y học đường sắt thuộc Viện y học Bắc kinh, Viện nghiên cứu Trung y thuộc tỉnh Hà bắc và vớI chứng minh thực tiễn nhiều năm chữa bệnh của tôi, loại công pháp này thích hợp vớI các loại bệnh trường vị , bệnh gan, bệnh thần kinh , viêm khớp, cao huyết áp, bán thân bất toạI, phụ khoa, nhãn khoa & nhiều loại bệnh khác. Tác dụng cơ bản trị bệnh của Trạm trang công chính là nó có thể bảo dưỡng tâm thần, lại có thể luyện tập thân thể. Tức là có thể làm tăng não lực, lại có thể tăng cường thể lực. Khoa học hiện đạI cho rằng loại công pháp này không những có thể làm cho huyết dịch tuần hoàn thông suốt mà còn có tác dụng thải cũ nạp mớI, tăng cừơng công năng của các khí quan, cơ quan & các tế bào. Đồng thờI làm cho toàn thân cơ bắp luyện tập & đạt tớI tính ”nọa lực” , sản sinh ra một loại xung động hướng nội, từ đó mà kích thích đại não,…. Trước khi nhập tĩnh thể hội cảm giác nhẹ nhàng sảng khoái, đối với đại não cũng là kích thích thực tính. Nhập tĩnh rồi, sẽ sản sinh ra ức chế, có tác dụng bảo vệ. Trung y cho rằng loại công pháp này có tác dụng lưu thông kinh lạc, điều tức khí huyết, làm cho âm dương tương giao, thủy hỏa tương tế, tăng cường tinh thần, luyện tập cơ thể, tăng cường khí lực.
Các đặc điểm:
1. Miệng hơi mở, hô hấp tự nhiên, bất luận châu thiên tuần hoàn. Do đó không sinh ra tác dụng phụ.
2. Thực tiễn chứng minh: ngườI mớI luyện công, chỉ cần kiên trì luyện tập, dù không đạt tớI yếu lĩnh nhập tĩnh, thì vẫn thu được hiệu quả trị liệu.
3. Không phụ thuộc thờI gian, địa điểm, điều kiện; bất kể đi, đứng, nằm, ngồI tùy thờI tùy chỗ, đều có thể luyện công. Loại công này đơn giản, dễ tập, hoàn toàn có thể tạo thành một phần của cuộc sống, dễ dàng được công chúng tiếp thu & nắm vững.
4. Căn bản thể chất, tuổI tác, bệnh tình, tính cách, thiên bẩm, thói quen sinh hoạt khác nhau v…v… sử dụng, điều phối thế thức & ý niệm hoạt động khác nhau. Do đó loạI biện chứng luận trị này tùy ngườI, tùy bệnh mà định ra phương pháp phù hợp, tăng tốc độ & hiệu quả chữa bệnh
5. Đây là loại hoạt động chỉnh thể có quan hệ tương hỗ, chế ước nhau, điều chỉnh cân bằng âm dương giữa hình, ý, khí, lực. Do đó nó cũng là một lọai phương pháp luyện tập mà động tĩnh tương kiêm, nội ngoại ôn dưỡng . Tức có thể tu dưỡng tinh thần, luyện tập hình hài (đặc biệt là Trang thức). Do đó nó không chỉ thích hợp vớI việc trị bệnh, mà càng kiên trì luyện tập, thì có thể làm cho người thể chất yếu đuối trở thành khỏe mạnh, người khỏe càng khỏe hơn. Phòng chống lão hóa, trị bệnh, ích thọ. Từ đó mà có thể xây dựng xã hộI tốt đẹp hơn.
 

Tự Nhiên Trang – hay Vô Cực Trang là công pháp bước đầu làm quen với dưỡng khí công.

Công Pháp: Đứng tự nhiên, 2 tay thả lõng hơi khuỳnh, 2 chân khoãng cách bằng vai hoặc đứng cách nào thoải mái nhất cho mình, gối hơi chùn. Hư linh đỉnh kình – Huyệt Bách Hội trên đĩnh đầu như treo, Huyệt Trường Cường ở cuối xương cùn rơi xuống, mông hơi đưa về trước, cột xương sống hơi giãn cho khí dể thông, người toàn thân thả lõng chìm xuống. Lưỡi đặt lên trên nóc giọng, răng môi hơi khép, mắt nửa đóng nửa mở lim dim, thần nội liễm nhìn vào trong thân, ý thủ đan điền, trí không nghĩ ngợi mông lung mà phải thã mỡ thãnh thơi thư thái, hít thở điều hòa chậm sâu đều mịn không gián đoạn, hít thở tuỳ theo sức mình, không cố gắng hít thở sâu sẽ bị chóng mặt. Lúc đầu có thể đứng 1 phút, lâu dần có thể tăng lên khoảng 1 tiếng hoặc hơn, tập hằng ngày vào mỗi buổi sáng và tối, nếu không có thời gian thì có thể tập trước khi đi ngũ.
Tập chổ thoáng mát dễ chịu, tránh chổ gió to hoặc lạnh nhiều, có thể đứng trong phòng tập nếu không có chổ, tránh tập lúc bụng đói hoặc no quá. Sau khi ta đứng một thời gian thì khí tự động phát sinh, cứ để cho khí tự do chuyển động luân lưu khấp châu thân.

Âm Dương Trang – Sau khi đứng Tự Nhiên Trang một thời gian, khí trong người đã phát sinh thì lúc đó hãy tập Âm Dương Trang.

Công Pháp: đứng và tập giống như Tự Nhiên Trang nhưng đến lúc khí luân lưu khấp châu thân là lúc đó ta hãy nương theo khí để chuyển Âm Dương bằng cách chuyển sức nặng từ phải qua trái và ngược lại, khi chuyển sức nặng phải đợi cho thân chìm xuống chân và có cảm giác như chân chìm sâu và mọc rễ xuống đất, lúc đó mới chuyển sức nặng về phiá bên chân kia. Tay chân và toàn thân nương theo sự chuyển động của khí mà cứ để đóng mở Âm Dương một cách tự nhiên.

Càn Khôn Trang – Sau khi đã thành thục Tự Nhiên và Âm Dương Trang sau 1 thời gian tập luyện, thì lúc đó ta mới bắt đầu tập Càn Khôn Trang.

Công Pháp: đứng, tập, hít thở giống như phần 1 & 2. Lúc nầy công phu của chúng ta đã có phần tiến triển, tiếp theo ta để 2 tay lên nhau sau cho 2 huyệt Lao Cung trong lòng bàn tay chồng lên nhau ( Nam – tay trái đặt lên hạ đan điền, tay phải đặt lên tay trái. Nử – tay phải đặt lên hạ đan điền, tay trái đặt lên tay phải) nằm trên hạ đan điền, hạ đan điền là vùng ở dưới rốn khoản 1 thốn rưởi, nương theo khí tay ta di chuyển vòng tròn từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái tuỳ theo lúc khí di chuyển, tay di chuyển như xoa nhẹ vòng quanh hạ đan điền, tay xoay nhẹ nhàn thoải mái.

Thức thứ nhất: Tâm Kinh

Chú ý các điểm đánh A,B,C…, Tôi sẽ chú thích sau

vẫn trong thức thứ nhất

thức thứ nhất

A- cầm hơi rút vào, nhắm mắt lại cũng được nếu chỉ muốn dưỡng sinh, nếu muốn tập cho võ thuật thì mắt hé mở, lưởi để tự nhiên sẽ chạm phần trên lợi của răng trên, không cong lưởi để chạm vòm như một số khí công gia khuyến khích. Mắt và cả mặt buông xã

B- vai trầm và hơi đưa ra trước thì như vậy ngực hàm hung và relax (K). Hơi tách khớp xương tay và vai, khi làm đúng thì

C- hai cùi chỏ sẽ hướng ra ngoài, một phần thật nhỏ lực sẽ đi theo hình mũi tên vòng cung mà tôi vẽ từ vai xuống bàn tay

D- cổ tay hơi có gốc độ, tức bàn tay hơi nâng lên đồng thời cổ tay để một chút lực xoắn như hình cuối

E- bàn tay xoè, hổ khẩu mở, ngón tay không căng thẳng nhưng cũng không quá cong. Trong 5 thức bàn tay có chút khác biệt cũng như khi đi bài quyền thái cực, bàn tay tuy mở nhưng không giống nhau cho tất cả các thức

G- cạnh ngoài của bàn chân hướng thẳng về phía trước hay hướng vào phía trong cũng được, như vậy thì cạnh trong của chân (H) sẽ hội tụ hình chữ bát

F- khi G làm đúng và khoảng cách cạnh ngoài của chân tương đương chiều rộng vai, rùn ngừoi xuống và buông xã thì đầu gối có khuynh hướng đi về gần nhau, như vậy 3 kinh dương và 3 kinh chân đều đựoc kích thích

J- Đối với người tập võ thì rùn sâu một chút và với cấu trúc đó bàn tọa tự động đẩy vào, hậu môn tự động khoá. Đối với ngừoi lớn tuổi đứng hơi cao thì bàn toạ nên cố ý đẩy vào

I- khi B, C làm đúng thì lưng sẽ tròn bạt bối

L- vì tay khuỳnh nên hành giả sẽ thấy cạnh trong cũng như cạnh ngoài cùng với vai tạo thành vòng tròn và với tính chất mở rộng của nó nên cạnh ttrong của của tay, nách, cạnh thân có khoảng trống như có thể kẹp trái banh (L) vậy

M- người không nghiêng ngả, nhìn rất vững chảy, lâu dần tấn sẽ trụ

Nếu làm đúng cách thì nếu có người vổ và lưng hông bụng với sức mạnh thì hành giả vẫn cảm thấy thoải mái không đau đớn

Hành giả phải cố gắng buông xã không gồng cứng. Cũng như thái cực quyền, những tư thế khó relax nhưng tập lâu sẽ relax được, lúc đó sẽ hiểu được thế nào là nhu mà không nhược, cương mà không cường

Thức thứ 2: Can Kinh
Sau khi đứng thức thứ nhất- thí dụ 5 phút-thì chuyển qua thức thứ nhì. Động tác chuyển thật chậm như đi TCQ.

Khi chuyển, lưng bàn tay hướng vào trong và đối diện nhau, cổ tay hơi vặn căng, đến khi 2 bàn tay ngang vai thì mới xoay tay, hướng lòng bàn tay vào người như ôm trăng, khoảng cách từ 1 nắm tay đến 3 nắm tay tuỳ theo cấu trúc cơ thể của mỗi người. Khoảng cách này tuỳ theo hành giả, sau một thời gian tập, cảm giác khí lực sẽ là yếu tố xác định cho mỗi người biết được khoảng cánh nào là đúng cho mình

Thức thứ ba: Tỳ Kinh

sau khi đứng thức thứ nhì- thí dụ 5 phút- thì chuyển qua thức thứ ba.
Kéo tay vào sát ngực, lật bàn tay rồi đẩy từ từ ra

Thức thứ tư: Thận Kinh

Sau khi đứng tỳ kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển qua thận kinh

Thức thứ 5: Phế Kinh

Sau khi đứng thế thứ tư thận kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển chậm chậm qua thức thư 5, theo hình vẽ. Nên chú ý sau khi hoàn tất vị thế thì lòng bàn tay hướng qua 2 bên phải trái, chứ không phải hướng về phía trước. Nhìn hình cuối bên phải (hình nhìn ngang) sẽ rõ hơn.

* Hỏi đáp:
Bí quyết về hình
Hỏi: Xin nói rõ hơn về người khi tập trang công hơi đẩy trọng tâm về phía trước,hoặc phía sau để làm gì?

Đáp: Tạm mượn một hình ảnh của Trần thức. So sánh 2 hình các bạn sẽ thấy trọng tâm của Trần thức đặt ở gót chân. Lối này cho những người dưỡng sinh lớn tuổi gối đã yếu, thế đứng khó trụ vững chảy, chỉ đụng nhẹ sẽ ngã ra sau. Đối với người tập võ thì không nên tập lối này. Cho dù người yếu gối sau một thời gian tập luyện cũng nên dần dần đẩy trọng tâm về giữa bàn chân, về phương diện khí thì sẽ nối liền Dũng tuyền và Hội âm, có khả năng sửa gối, cũng giúp ích phát kình như là sức búng ra.

 

Lối đứng của 2 chân khác nhau. Trần thức như kỵ mã của ngoại gia, 2 bàn chân chữ bát ngược. Nói ngược vì khi người tập nhìn xuống sẽ thấy ngược.

Hỏi: Xin nói kĩ hơn nữa về vấn đề làm sao để thót hậu môn trong khi đẩy vị trí đan điền ra trước mà lưng vẫn thẳng và phần háng sát bẹn (hậu môn) lại có ý khép lại.

Đáp: Lối đứng của Trần thức làm hở hậu môn, thế là người ta chế ra thót hậu môn. Có khi người ta chủ trương thót hậu môn trong lúc đi TCQ. Nếu đứng theo tự nhiên theo tôi chỉ dẫn thì gối tự đi vào, đẩy mông ra một chút phía trước thì hậu môn được đóng một cách tự nhiên, nhờ vậy mà buông xã dễ dàng, ý không bị tán loạn vì lo nhíu hậu môn.

Thứ hai về phương diện đông y, Thận làm chủ, là lò của tinh. Tinh sung thì khí mãn. Dũng tuyền nằm trên thận kinh. Mặc dầu 5 thức chia ra tâm can tỳ thận phế nhưng thật ra chúng là mối liên hệ không tách rời, thế đứng khép gối một cách tự nhiên không gồng gánh làm đường thận kinh thông suốt. Trong TCQ, những 2 bàn chân theo chữ bát thuận thấy rất nhiều , nhất là trong lúc chuyển hướng, người ta chỉ thấy phương diện chuyển hướng mà không thấy sự kích thích thận kinh.

Hỏi : Khi tập trạm trang khí cảm sẽ quyết định khoảng cách giữa hai tay. Vậy xin hỏi khí cảm như thế nào thì là đúng??

Đáp: Bạn thích ăn thịt chấm mắm nêm hay nước mắm, chỉ có bạn mới biết. Sau một thời gian tập luyện bạn sẽ chọn đúng vị thế cho cơ thể của mình.

Hãy nhìn lại hình trên để so sánh. Trần thức cho khoảng cách khá xa giữa hai bàn tay. Lối này dễ cho các cụ, đỡ mỏi. Nhưng với thanh niên thì nên để tay sát hơn, lưng sẽ tròn hơn (bạt bối), khí sẽ bọc tròn thân, từ nách đến sườn tạo ra nội công thiết bố sam, dĩ nhiên khó buông xã hơn, nhưng cái khó đã làm được thì cái dễ lại quá dễ dàng, sau này sử dụng kình từ vai sẽ mạnh mẽ.

Thường người ta hay nói đến truỵ chỏ, thế là đua nhau cái gì cũng truỵ chỏ. Không hẳn như vậy, phải hiểu tại sao phải truỵ chỏ thì khi hành trạm trang hay đi bộ vị TCQ mới chính xác. Trong hình Trần thức, trỏ truỵ hơi nhiều, dễ cho các cụ dưỡng sinh nhưng không tạo điều kiện nhiều để phát triển bằng kình và thái kình, đó là chưa nói đến kình từ chỏ.

Hỏi : Có người bảo tập trạm trang công cũng có thể bị cứng? Vậy cứng ở chỗ nào?

Đáp: Câu hỏi này có thể có hai ý và có liên quan với phần tôi nói trên nên xin trả lời ở đây.

Thư nhất, tập trạm trang theo lối này và đứng với thời gian dài nên cơ bắp phải căng thẳng, nhưng lúc nào ta cũng phải buông xã, có nghĩa là ta dụng lực tối thiểu nhất để giữ bộ vị. Giữ bộ vị không có nghĩa cứng nhắc không lay động, vì khi khí lực di chuyển cực mạnh thì có thể tạo lắc lư. Cho dù sự lắc lư không phải do khí mà do mỏi mệt lay động thì ta lại càng phải buông xã thư giãn, không dụng sức để kềm chế . Dù sao thì với thời gian tập luyện cơ bắp khi để bình thường thì mềm nhưng ở những bộ vị liên quan thì cứng một cách tự nhiên không phải do gồng mà ra, cơ bắp có âm dương cân bằng và linh hoạt chứ không phải cứng ngắc như các nhà cử tạ, cơ bắp bị rút ngắn.

Thứ hai, có người sinh ra đã mang chứng cứng cơ, hoặc do nghề nghiệp tạo nên, thì như vậy khi tập trạm trang phải chuyển đổi cho phù hợp với cơ thể. Tôi sẽ nói thêm về chiến lược buông xã, ý và hơi thở , cấp bậc của nội công.

Hỏi: Xin hỏi khi bắt đầu thì thế nào và kết thúc ra sao?

Đáp: Tôi không trả lời theo thứ tự thời gian cho các bạn mà theo mối liên hệ của vấn đề, cho nên xin trả lời câu này trước.

Trước khi tập trạm trang ta nên khởi động theo lối của phái TCQ, nhất là động tác xoay eo phải trái với 2 cánh tay đong đưa hoàn toàn buông thả, làm sao cảm thấy khớp vai, khớp chỏ khớp cổ tay, các khớp ngón tay như tách ra vì không có một lực nào kềm chế chúng lại. Các khớp cột sống dãn mở, thì bắt đầu đứng như thế chuẩn bị TCQ, bước chân trái qua trái tuần tự tập 5 thức. Các bạn có thể đứng thời gian ngắn như 3 phút mỗi thế, cuối cùng vung tay lên mặt đẩy xuống hạ đan điền như khi đóng TCQ, từ tư thế đó thở 5, 6 hơi thở sâu nhẹ tự nhiên rồi khởi thái cực đi thái cực quyền. Điều đó sẽ giúp tâm tĩnh và bạn sẽ đánh TCQ chất lượng hơn.

Nếu muốn chỉ tập trạm trang mà không tập tiếp TCQ thì thông thường các bạn phải tiến dần đến khả năng đứng lâu 1 hay 2 tiếng. Lúc đó bạn kết thúc trạm trang giống như TCQ rồi bước chân trái 45 độ qua trái, 2 tay vòng lớn như thức 2 nhưng lòng bàn tay úp xuống đất, hổ khẩu và các ngón mở, độ cao khoảng ngang hay dưới vú, rồi làm động tác mhư người xây bột, ngược chiều kim đồng hồ, xoay eo, lúc cánh tay ra trước ngực thì đẩy trọng lượng trên chân trái 70%, lúc tay về sát ngực thì trọng lại lên chân phải, ý thủ đan điền. Làm chậm như đánh TCQ rồi sau đó bước chéo chân phải làm ngược lại.

Hỏi: Xin hỏi đứng thấp bao nhiêu là đúng?

Đáp: Tôi đã nói sự khác biệt giữa các cụ tập dưỡng sinh và với thanh niên nay xin nói rõ thêm. Thông thường đối với thanh niên thì nên rùn thấp đến khi mình nhìn xuống thấy gối vùa che ngón chân cái. Có người cho rằng đó là mức giới hạn nhưng đại sư Wang cho rằng có thể xuống sâu hơn một nắm tay, cái gì kiểm chứng là đúng, chính là khí, khí là quan toà . Cũng như làm sao biết những bộ vị trong TCQ dòng nào đúng, thí dụ tỳ bà thế, chính khí là quan toà!

Hỏi: Xin hỏi vậy chữ bát thuận nói trong hình thức luyện trạm trang có phải là kiểu chân của thế kiềm dương mã trong Vịnh Xuân, chỉ khác tư thế đứng rộng hơn so với kiềm dương mã khoảng cách một vai giữa hai gót chân?

Đáp: Về việc các bạn so sánh lối đứng với Vịnh Xuân thì xin thưa tôi không biết Vịnh Xuân nên không so sánh được. Chỉ nhấn mạnh là khoảng cách của 2 cạnh NGOÀI của chân rộng bằng ngang vai, và cạnh NGOÀI song song hướng thẳng về phía trước (xem hình!)

Hỏi: Xin chỉ rõ chứng căng cơ hoặc cứng cơ bắp và các biện pháp cần khắc phục và lưu ý trong quá trình luyện trạm trang.

Đáp: Chứng căng cơ cần phải biết đúng vị thế và chi tiết mới cải sửa trạm trang cho phù hợp, không thể dùng lời viết được.

Hỏi: Khi tập, tôi có bấm mũi chân xuống đất để lòng bàn chân vồng lên, nhưng người luôn có xu hướng chuyển trọng tâm ra gót chân, vậy làm sao để biết được là mình đã đổ trọng tâm vào giữa lòng bàn chân?

Đáp: Cả bàn chân chạm đất một cách tự nhiên như đứng một cách bình thường, không nên cố tình tạo bàn chân vòng lên, thì như vậy trọng tâm sẽ nằm trọn vẹn trên bàn chân vững chảy, lâu dần sẽ trầm trụy và tập trung, tấn sẽ trụ mà có người đã giải thích bằng những điều huyền hoặc. Biết được đứng đúng trọng tâm vì người sẽ thấy thăng bằng, không ngã trước ngả sau, khi thăng bằng nên dễ buông xã. Sau khi tập một thời gian trở thành quen thuộc thì có thể sử dụng các ngón chân bám nhẹ xuống. Mới tập thì không cần chú tâm điểm này, vì sẽ trở ngại cho sự buông xã, buông xã là yếu lĩnh số một cần đạt và một trong những bộ phận để tập trung đầu tiên là vai.

Hỏi: Vấn đề mắt nhắm hay mở phải làm thế nào?

Đáp: Nhắm mắt thì dễ tập trung, dễ buông xã, nhất là tập chỗ yên tĩnh, vì tai không nghe, mắt không thấy. Ngược lại hơi mở mắt thì sẽ khó tập hơn. Nhưng khi đạt được thành quả buông xã và tập trung thì sẽ ích lợi cho việc luyện tập nội gia quyền, dù chỗ đông người ồn ào cũng không ảnh hưởng, trong chiến đấu thì không phải nhắm mắt mới “tùng”.

Chiến lược, hơi thở và ý

Tùng là tiền đề cơ bản trong ngoại hình chính xác. Bí quyết của ngoại hình trong 5 thức đều là một chút căn vặn cổ tay. Như vậy là trong nhu có cương, trong lỏng có chặt.

Không như nhịp tim, có tính chất tự động, hơi thở vừa tự động vừa có thể tác ý, cho nên không biết cách sẽ dễ trái với tự nhiên. Hơi thở liên quan đến khí nhưng không phải là khí, hình cũng liên quan đến khí, ý cũng liên quan đến khí. Cho nên luyện khí phải chú ý đến hình, hơi thở và ý. Muốn vậy phải biết mối tương quan nhân quả của chúng.

Mối tương quan của hơi thở và thân (hình): khi ta chạy bộ một lúc thì hơi thở sẽ bắt đầu gấp rút theo nhu cầu của cơ thể, nếu lúc đó ta cưỡng lại dùng ý để bắt hơi thở dài phải sâu là trái tự nhiên sẽ có hại. Khi cơ thể ta ở trạng thái tĩnh thì hơi thở cũng thuận theo thế tĩnh. Như vậy khi ta luyện trạm trang, mặc dầu ta ở thể tĩnh nhưng trong thực tế ta chưa “tùng” mà dụng ý thở dài sâu là mất tự nhiên, không phù hợp, lại gây ra áp lực trên cơ thể, làm chóng mặt hoa mắt.

Vậy cho nên đối với người mới tập, “dụng ý” lên hình hay nói nôm na là để tâm vào hình thể chính xác. Sau đó “dụng ý” hành “tùng”, hay nói nôm na là để tâm vào buông xã. Tình trạng buông xã càng sâu thì hơi thở sẽ thay đổi nhẹ nhàng và sâu theo tình trạng cơ thể, đó là phương pháp phù hợp với tự nhiên.

Buông xã là nhân, hơi thở nhẹ sâu là quả , quả ấy lại lại là nhân tác động lên buông xã hơn nữa.: Buông xã <=> hơi thở nhẹ sâu.

Muốn buông xã thì không thể tách rời ý, nếu tâm ý ta tản mạn không tập trung thì ta không buông xã được, tâm ta không thể vào thể “tĩnh”, không “tĩnh” thì không “tùng”, không tùng mà cố thở sâu dài là hại “thân”.

Từ đó có thể nói rằng trong khi đi TCQ, người nào theo lời khuyên động tác duỗi ra thì thở ra, động tác co vào thì hít vào là không đúng đắn, măc dầu trong thực tế khi đi với tốc độ trung bình thì hơi thở của ta sẽ tự nhiên làm như vậy, nhưng nó làm tự nhiên không phải dụng ý. Các đại sư khi đi TCQ cực chậm thì hơi thở đâu mà dài đủ để thực hiện, TCQ đâu phải lúc nào cũng có động tác ra vô nối tiếp vả lại có những động tác rất dài. Rồi trong lúc chiến đấu hay thôi thủ thì sao, lo bận tâm hơi thở thì sao chiến đấu.

Đó là đại khái trên lý thuyết, như vậy cụ thể khi tập ta phải làm sao? những bước gì?

Mỗi người khi tập khí công hay trạm trang công phải hiểu nguyên lý rồi đưa ra chiến lược phù hợp cho mình. Sau đây là chiến lược gợi ý:

1-Đứng đúng vị thế: hình đúng.
2-Tâm luôn gắn vào hình, dụng lực tối thiểu để giữ bộ vị, đó là dụng ý bất dụng lực.
3-Chú ý đến hơi thở ra, mỗi lần thở ra niệm “buông xả” ,”tùng”, “lỏng”….
4-Nếu không thấy không buông xã được thì có thể chia chẻ thành nhiều tiến trình:

a-Mỗi lần thở ra niệm trầm vai, tiếp tục như vậy một thời gian đến khi vai có thể trầm và xã.
b-Kế tiếp có thể lấy cổ làm điểm tập. Vậy khi thở ra niệm ” cổ lỏng” hay phối hợp niệm “cổ vai lỏng”
c-Kế tiếp là mặt, mặt có thể chia nhỏ như mắt , miệng….
d-Kế tiếp là ngực, bụng, lưng, hạ đan điền

Nếu không làm được nhiều bộ phận thì tập trung vào một bộ phận hay hai bộ phận. Sau một thời gian thì khi niệm lỏng thì tất cả sẽ lỏng.
Nên nhớ là dùng hơi thở ra để luyện tùng không có nghĩa là cố kéo dài hơi thở ra mà chỉ nương theo một cách tự nhiên, nếu cơ thể ta cần một hơi ngắn thì cứ để cho nó ngắn, hơi dài thì cứ để nó dài.

5-Sau khi thành công thì ta có thể tác ý hơi thở dài thêm một chút để tác dụng ngược lên “tùng”. Khi tùng có thì tĩnh sẽ theo một cách tự nhiên.

6-Vì ý tập trung vào việc thực hiện đề mục buông xã nên thân và tâm hay hình và ý sẽ chập vào nhau, “định” vì vậy sẽ phát sinh. Nếu trong giây phút lơ đãng thì cứ nhận biết sự lơ đãng rồi lại trở về đề mục buông xã mà không buồn phiền nóng giận.

7-Khi một niệm “xã” mà ta đã lỏng được tất cả các bộ phận là một thành tựu lớn, lúc đó để tiến cao vào “định” ta có thể niệm chữ xã kéo dài trong hơi thở ra “xxxaaaaããã…”, phương pháp này sẽ loại trừ tạp niệm xen vào.

8- Sau một thời gian thì ta có khả năng vô niệm mà vẫn đạt được “tùng tĩnh định”. Nên nhớ rằng trong quá trình tập luyện ấy khí cảm có thể xuất hiện khác nhau tuỳ theo mỗi người nhưng đừng bận tâm chú ý đến, nó hoạt động tự nhiên theo con đường của nó, thông thường nó là cảm giác ngoài da trước. Có người đạt đến tùng tĩnh sâu mà không có khí cảm vì cá tính của người ấy, không thể nói người đó không đạt, tôi có biết một người như vậy nhưng kình lực của anh ta rất mạnh.

9-Có sách vở kêu thủ ý đan điền nhưng bạn đừng làm vậy, trong thế tĩnh và bộ hình, khí luân chuyển liên miên như máu vận động liên tục, khí thuộc dương, máu thuộc âm, chúng quện vào nhau, thủ ý đan điền sẽ giới hạn hoạt động của khí, chỉ khi chấm dứt trạm trang vói tư thế xoay bột thì mới thủ ý mà thôi.

10-Bạn có thể tập thôi thủ tự do, bạn sẽ mệt, hơi thở của bạn trong dồn dập, bắp thịt của bạn rả rời, nhưng bạn vẫn có thể tập trạm trang liền sau đó. Bạn sẽ thấy rằng bạn sẽ buông xã hơn vì bắp thịt mỏi, hơi thở của bạn từ dồn dập đến lắng diệu.

11-Đến một lúc nào đó tự bạn sẽ khám phá khí luân chuyển từ ngoài da rồi da bạn như thở, người ta gọi là thở bằng da, sau đó nó đi vào thịt xương và cuối cùng là tuỷ. Làm cách nào thì tự bạn sẽ biết được mà tôi không cần phải nói ở đây . Cao thâm hơn ta nhận ra rằng không có các bộ phận cơ thể tách rời mà tất cả chỉ là một, một khối đang thở, một khối khí đang vận hành. Và sau đó một cảm giác hoà nhập tan hoà với vũ trụ. Sau khi đạt “tùng tĩnh định”, lúc đó ta có thể chuyển lên cấp “định quán” có thể đắc đạo quả. Đại sư Wang đắc đạo quả lúc hành thiền trạm trang bên Nhật trong lúc một vài hoa tuyết rơi chạm vào đầu ông!

Sự tinh tấn của hành giả hoàn toàn lệ thuộc vào căn cơ và sự cố gắng. Trong giai đoạn đầu của nội gia đòi hỏi phải kiên nhẫn và trì hành liên tục, như người đun nước, mở lửa lên một lúc thì tắt, rồi mở lửa nữa, lại tắt… nước không bao giờ sôi. Chỉ khi nào mở lửa liên tục đến khi nuớc sôi, lúc đó vặn lửa nhỏ xuống nhưng nước vẫn sôi.

Khám phá võ thuật