Về nhãn pháp – Aikido Kỹ thuật nâng cao

Phát triển một nhãn pháp bén nhạy và tinh tường trước một đòn tấn công, một động tác hay một chuỗi động tác; nói chung là một trong những khía cạnh chính yếu trong việc luyện tập võ đạo.

 Người ta chỉ có thể sử dụng hiệp khí một cách chính xác, thanh thản và bình ổn trước các loại tấn công nào dù nhanh chóng đến đâu, nếu người ta đã đạt được nhãn lực đó. Nếu không, người ta luôn luôn bị ràng buộc trong một quan hệ giữa vận tốc và phản xạ mà thông thường thì rất hạn chế. Tất cả các kỹ thuật trong Aikido đều phải đưa ta tới khả năng của nhãn pháp đó, nếu các kỹ thuật này được thực hiện một cách chính xác và với một phương pháp sư phạm thích hợp.404697_299765683462232_1719665514_n

 Khi ta dùng từ nhãn pháp thì đây không muốn nói đến cái nhìn với hai mắt mà đúng hơn là cảm nhận, biết cách và thấy được cái chính yếu mà không cần nắm bắt một cách đặc biệt một phần nào của động tác. Nhãn pháp phải cho ta một cái nhìn động tác khởi từ điểm chính yếu nhất và điểm xuất phát của động tác mà không bị vướng vào một điểm nào đặc biệt.Mỗi một bậc thầy trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng có cách nhìn của mình tuỳ theo cái tinh tế của nghệ thuật. Chẳng hạn như một nghệ sĩ hoặc một kiến trúc sư có thể nhìn một cách chính xác viễn cảnh hoặc là đường nổi của một sự vật ngay lập tức không cần tính toán. Một nhạc sĩ cũng vậy đối với nhạc điệu; và một tay sang chế tài tử thì thấy ngay tất cả những cạm bẫy cần phải khắc phục để thực hiện điều muốn làm.9291_299765563462244_738484811_n

Trong Hiệp Khí Đạo, ở một trình độ kỹ thuật ngang nhau thì chính nhãn pháp cho phép phân cao thấp giữa hai hành giả.Chúng ta hãy tưởng tượng một người đứng sát đường xe lửa và nhìn một chuyến xe tốc hành chạy ngang, anh ta đứng rất gần nhưng không nhìn thấy được gì và không kiểm soát được gì. Ngay chính cái nhìn của anh ta, anh ta cũng không ổn định được. Nếu người này đứng ở cách xa vài trăm thước thì đối với y, đoàn xe lửa sẽ di chuyển trong một tầm nhìn rộng lớn hơn; anh ta có thể sẽ kiểm soát mắt nhìn của mình và nhìn được rõ; đoàn xe có vẻ đi chậm hơn, thậm chí anh có thể thấy trước khúc ngoặt hoặc một tai nạn nếu có trở ngại trên đường sắt. Trong Aikido cũng vậy: chẳng hạn, nếu có một đòn tấn công bằng Tsuki và nếu nhờ ở luyện tập (vì sự thành thục là giai đoạn đầu tiên của nhãn pháp) thì anh ta có thể sẽ nắm bắt được nhịp điệu và khoảng cách cũng như là sử hiệp khí. Nghĩa là sự hoà hợp khí lực của mình với khí lực của đối thủ. Nhờ vậy, anh ta có thể tác động lên khí lực đó và kiểm soát nó vào lúc cần một cách điều hoà, không vội vã.

 Ở một giai đoạn tiếp theo và để lấy lại ví dụ về chiếc xe lửa, chúng ta có thể giả thiết là ở một trình độ cao hơn, người ta không còn đứng ở một điểm nhất định nào đó tương đối với chiếc xe lửa ?” nghĩa là với động tác ?” mà nhập vào trong nó, trở thành một phần của động tác đó và – tại sao không? – trở thành nguồn gốc của động tác để khiến nó phải di chuyển theo nhịp của chính bạn.47428_299765243462276_1484464902_n

 Lẽ tất nhiên, một nhãn lực như vậy chỉ có thể phát triển được với điều kiện là đồng thời với nó hoặc cũng phát triển những yếu tố khác của võ đạo, chẳng hạn như phong thái, sự linh mẫn, sự hiệp nhất giữa hai trung tâm điểm, động tác tinh ròng, khoảng cách, v.v.

 Việc luyện tập bền bỉ, nghiêm túc, bình tâm và thanh thản sẽ cho phép ta đạt được một nhãn lực như vậy. Ta phải bắt đầu một cách từ tốn. Trong thời gian đầu tiên, khi bạn học các kỹ thuật căn bản, người đồng luyện của bạn ra đòn một cách thụ động, kỹ thuật chỉ bắt đầu sau cái nắm tay, từ thế thủ ?otĩnh?, chỉ có bạn là hành động di chuyển tương đối với vị trí của anh ta. Sau đó tấn công sẽ ?ođộng hơn?, hai người sẽ cùng di chuyển và tránh cho động tác khỏi bị gãy, đồng thời phải liên tục thể hiện các ý niệm về irimi và tenkan: phải hiểu được kết thúc của irimi là khởi nguyên của tenkan và cứ tiếp tục như vậy v.v? cuối cùng phải tạo ra hành động hoặc ít ra là chế ngự nó ngay từ đầu bằng cách cảm nhận được điểm chính yếu, nghĩa là nguồn gốc của cuộc tấn công. Chúng ta có thể lấy đòn jodan tsuki. Bạn có thể tạo ra sự tấn công bằng cách tiên liệu nó và khiến nó trở thành cần thiết và tất yếu. Tuỳ theo khả năng của bạn, việc nhập nội và khép kín (irimi) hoặc mở (tenkan) vào đúng lúc, việc tấn công đối thủ sẽ trở thành như một nhu cầu phòng vệ thiết yếu và đối thủ sẽ đâm vào khe hở mà bạn tạo ra. Lúc bấy giờ, bạn sẽ hướng dẫn đối thủ theo hướng bạn mong muốn, làm cho y di động theo nhịp điệu và vận tốc của bạn.

 Hoặc là lệnh tấn công từ não bộ đã được phát ra và bạn cảm nhận được sự tấn công qua những giai đoạn tiếp nhau: eo hông (và ngay lúc đó bạn di chuyển để có thể điều chỉnh lại khoảng cách giữa hai bên cho thuận lợi đối với bạn); hai vai (và bạn có thể theo hướng của nó để kiểm soát); nắm đấm (khi vừa được tung ra cũng như nhịp độ và vận tốc của nó, bạn sẽ biến nhịp độ và vận tốc đó thành của chính bạn).

 Hoặc là bạn không có một tầm nhìn và chỉ can thiệp vào lúc vai của đối thủ đã phát động và nắm đấm đã tung ra. Trường hợp này bạn ở ngoài động tác của đối thủ về cả hai mặt vận tốc và phản xạ, và bạn cũng không nắm được điểm phát xuất của tấn công. Nắm được sự tương quan giữa vận tốc mình và vận tốc của đối thủ là một điều tốt, nhưng nó vẫn chưa cho phép ta đảm nhận được khí lực của đối thủ.

 Điều rõ ràng là người ta có thể diễn tả được, cũng như chứng minh bằng hình ảnh cái ý niệm về nhãn pháp. Tuy nhiên, cần phải cố gắng để giải thích nó một cách đơn giản để cho các bạn thấy được là nó có thực và hiểu rằng Aikido không chỉ là một sự múa may quay cuồng theo một sự sắp xếp nào đó và chỉ dựa trên những ý niệm về nhanh mắt và phản xạ. Cũng đừng nên nghĩ rằng người ta có thể đạt được khả năng đó một cách dễ dàng. Phải luyện tập và thực hành lâu dài với nhiều bạn đồng luyện khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu để đạt được tiến bộ; và cuối cùng phải biết chấp nhận một cách sáng suốt những thử thách do lỗi lầm gây ra.

Chính những đau khổ tức thời khi gặp lầm lỗi khiến cho võ đạo có chiều sâu của nó trên phương diện học đạo. Chính vì vậy mà Tổ sư đã từng nói là người làm mọi việc trong đời với một tâm hồn mới mẻ như thể đó là công việc đầu tiên và công việc cuối cùng của đời mình. Và như vậy, người ta hiểu được là một người đi trên con đường đạo học thì những đau khổ trong luyện tập giúp họ có một phong thái đúng đắn vào đúng lúc và đúng chỗ, một tâm hồn được tinh luyện, một trí tuệ linh mẫn và những quan hệ đạo đức thanh cao.

Christian Tissier – Aikido Kỹ thuật nâng cao