Vì sao võ Mông Cổ được xem là “Nỗi kinh hoàng Châu Á”?

Võ vật là môn thể thao truyền thống hàng đầu của Mông Cổ. Sau quá trình quảng bá và phát triển, võ vật đã được cả thế giới biết đến với tên gọi “Nỗi kinh hoàng châu Á”.

Hiệp khí đạo là gì?
VĐV Judo gục khóc bên thùng rác khi thất bại tại Rio

Khi các binh sĩ cưỡi ngựa trên thảo nguyên, đối đầu với địch không may bị mất ngựa… lính Mông Cổ sẵn sàng bỏ ngựa cùng cả vũ khí để đối đầu với địch. Và khi đó những kỹ thuật vật điêu luyện trở thành thứ vũ khí rất hữu hiệu.

Vốn xuất phát từ những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt cộng với thân hình vạm vỡ, nên binh sĩ Mông Cổ có thể lực cực tốt và hơn hẳn đối thủ về sức chịu đựng, độ dẻo dai.

Thông thường các đội quân Mông Cổ vẫn tập luyện môn vật bên cạnh những “sở trường” khác như bắn cung, cưỡi ngựa hay đánh giáp lá cà…

Mongolian wrestlers compete at a traditional wrestling competition during the Naadam Festival in Ulan Bator, Mongolia Wednesday, July 11, 2012. Mongolians celebrate the anniversary of Genghis Khan's march to world conquest on July 11 with the annual sports festival featuring traditional Mongolian events including wrestling, archery, and horse racing. (AP Photo/Andy Wong)
Võ vật là môn thể thao truyền thống hàng đầu của Mông Cổ và được tổ chức vào mọi lễ hội.

Càng về sau, vật ở Mông Cổ càng phát triển và ở các cuộc chiến đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp thì chiến binh Mông Cổ tỏ ra áp đảo so với các đối thủ.

Không chỉ phục vụ chiến đấu, vật còn trở thành môn thể thao đặc biệt được ưa chuộng cả với binh lính và dân thường. Hàng năm, các cuộc thi vật được tổ chức thường xuyên với khá nhiều quy tắc và luật lệ như: không được kéo đối phương từ phía sau, không làm tổn thương mặt, không đánh vào mắt, tai, bụng, không túm tóc…

Khác với nhiều môn vật có thế mạnh ở các đòn tỳ, đè và khóa, võ của người Mông Cổ thiên về các đòn quật, thậm chí là nhấc bổng đối phương rồi ném ra xa đầy uy lực.

Điều này được phát triển dựa trên nền tảng sức mạnh vốn có của người Mông Cổ và có nhiều nét giống Judo hoặc Sumo.

Do vật cổ truyền Mông Cổ không được thi đấu rộng rãi trên thế giới nên sau này, nhiều võ sĩ vật Mông Cổ đã biến tấu các kĩ năng để thi đấu ở môn Sumo và Judo. Hiện tại, ba ngôi Yokozyna (thứ hạng cao nhất của một võ sĩ Sumo) đều là những người gốc Mông Cổ.

C.T