Việt Nam Võ Đạo-Tây Sơn Bình Định: Võ thuật gắn với đạo làm người

Môn phái Việt Nam Võ Đạo-Tây Sơn Bình Định do võ sư Chưởng môn Hà Trọng Khánh sáng lập từ những năm 1986. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, môn phái đã vượt qua nhiều khó khăn ban đầu để tạo dựng được vị thế nhất định trong làng Võ cổ truyền Việt Nam.

Hội diễn võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng lần thứ 33 chính thức khai mạc
Nhìn lại triết lý sâu xa trong màu đai trắng Võ cổ truyền

Chia sẻ với PV, võ sư Hà Trọng Khánh cho biết mình mở lớp dạy võ đầu tiên vào tháng 4 năm 1986 tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Sau một thời gian, ông chuyển về TP.Quy Nhơn để tiếp tục phụ cha dạy võ. Khi lập gia đình, vì kinh tế cuộc sống còn khó khăn, gia đình ông quyết định di chuyển lên Đắk Lắk để tìm kiếm cơ hội phát triển.

Một buổi tập luyện tại Việt Nam Võ Đạo - Tây Sơn Bình Định.
Một buổi tập luyện tại Việt Nam Võ Đạo – Tây Sơn Bình Định.

Tại đây, võ sư Hà Trọng Khánh tiếp tục con đường võ học bằng cách mở những lớp võ đầu tiên. Tuy nhiên, cuộc sống thời kỳ đầu đất nước đổi mới còn nhiều khó khăn nên việc dạy võ không hề dễ dàng. Số lượng môn sinh theo học còn khá hạn chế.

Các môn sinh nổi bật trong sắc phục đỏ.
Các môn sinh nổi bật trong sắc phục đỏ.

Trải qua một thời gian dạy võ, võ sư Khánh cảm nhận được sự khao khát trong tâm hồn của những trẻ em khuyết tật. Bằng sự cảm nhận của mình, ông hiểu được những mong ước của các em đối với võ thuật. Từ đó, ông quyết định đưa võ thuật vào giảng dạy để các em khuyết tật có cơ hội được thể hiện niềm đam mê của bản thân.

Mỗi lớp học có khoảng 40-50 võ sinh.
Mỗi lớp học có khoảng 40-50 võ sinh.

Nhận thấy điều kiện ở Đắk Lắk không đủ để phát triển rộng rãi môn võ mình giản dạy, võ sư Hà Trọng Khánh quyết định di dời xuống TP.HCM vào năm 2010. Ở xứ lạ quê người, võ sư Khánh mở lớp võ đầu tiên tại Q.Gò Vấp. Cũng giống như những lần trước, võ đường đầu tiên chỉ có khoảng 20 người. Tuy nhiên, những khó khăn về chi phí và cơ sở vật chất khiến võ đường một lần nữa di dời về huyện Hóc Môn.

Chưởng môn Hà Trọng Khánh giới thiệu những thành tích, huy chương của môn phái.
Chưởng môn Hà Trọng Khánh giới thiệu những thành tích, huy chương của môn phái.

Võ đường tại Hóc Môn là nơi lưu giữ hầu hết những kỷ vật, bằng khăn, huy chương… và nhiều loại binh khí của môn phái từ khi mới khai sinh lập nghiệp. Với võ sư Khánh, võ thuật phải đi kèm với đạo làm người. Đó là một trong những tôn chỉ của Việt Nam Võ Đạo Tây Sơn Bình Định.

Môn phái có nhiều võ sinh đạt thành tích cao tại các cuộc thi, liên hoan võ thuật.
Môn phái có nhiều võ sinh đạt thành tích cao tại các cuộc thi, liên hoan võ thuật.

Đình Mỹ Hòa, nằm trên Quốc lộ 22, huyện Hóc Môn hiện đang là một trong những nơi tập luyện của môn phái Tây Sơn Bình Định. Điểm đặc biệt ở môn phái Tây Sơn Bình Định đó là ở trang phục màu đỏ đặc trưng. Lý giải về điều này, võ sư Hà Trọng Khánh giải thích: “Mỗi môn phái đều có đặc trưng riêng. Với Tây Sơn Bình Định, ngoài việc tham gia Liên đoàn Võ cổ truyền thì còn nằm trong Hiệp hội UNESCO. Khi tham gia UNESCO thì mặc sắc phục đỏ, còn khi tham gia Liên đoàn VCT VN thì sẽ mặc đúng với sắc phục đen truyền thống”.

Tây Sơn Bình Định là dòng võ được đánh giá có độ thực chiến cao.
Tây Sơn Bình Định là dòng võ được đánh giá có độ thực chiến cao.

Tham gia huấn luyện tại đây là võ sư Hà Trọng Hoàng Vỹ (con trai của võ sư Hà Trọng Khánh). Các võ sinh đa dạng ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Các em được đào tạo theo hệ thống quyền pháp của Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam, bên cạnh đó, đội ngũ võ sư của truyền dạy nhiều tuyệt kỹ của Tây Sơn Bình Định thông qua nhiều bài quyền, đối luyện độc đáo.

Màn đối luyện của hai môn sinh.
Màn đối luyện của hai môn sinh.

Các bài đối luyện tay không chống tay không hay tay không chống binh khí được huấn luyện kỹ càng. Đây là những màn giao đấu được môn phái thường xuyên mang đi biểu diễn ở các lễ hội, liên hoan võ thuật trong nước và quốc tế.

Những màn song đấu, tay không chống dao... là đặc sản của Tây Sơn Bình Định.
Những màn song đấu, tay không chống dao… là đặc sản của võTây Sơn Bình Định.

Mỗi buổi tập tại một địa điểm có khoảng trên 40 môn sinh. Tại TP.HCM, môn phái Tây Sơn Bình Định có 5 cơ sở dạy khác nhau. Điều đó giúp các em và nhiều bậc phụ huynh có thể lựa chọn để theo học.

Một pha biểu diễn của hai môn sinh.
Một pha biểu diễn của hai môn sinh.

Đặc biệt, như võ sư Khánh chia sẻ, Tây Sơn Bình Định luôn chú trọng giúp đỡ, tạo điều kiện để các em khuyết tật có cơ hội được tiếp xúc với võ thuật. Minh chứng cho điều đó là môn phái có nhiều võ sinh khuyết tật tham gia biểu diễn ở một số ngày hội tại TP.HCM và nhận được sự cảm phục từ khán giả.

Môn sinh nữ cũng không kém cạnh các võ sinh nam.
Môn sinh nữ cũng không kém cạnh các võ sinh nam.
Khi có nhiều màn biểu diễn võ thuật ấn tượng.
Khi có nhiều màn biểu diễn võ thuật ấn tượng.
Võ sinh Hà Gia Lợi trong một bài đi quyền với đao.
Võ sinh Hà Gia Lợi trong một bài đi quyền với đao.

Từ võ thuật, võ sư Hà Trọng Khánh đã phát triển môn phái theo cách riêng, tạo nên giá trị thiết thực trong đời sống cộng đồng. Đó là điều đáng quý ở người theo đuổi nghiệp võ. Ông chia sẻ rằng: “Võ Bình Định ngoài việc ứng dụng thiết thực trong tự vệ thì còn được nhiều người yêu thích bởi học võ chính là học được đạo làm người, học được cách ứng xử chuẩn mực trong đời sống”. 

Việt Nam Võ Đạo – Tây Sơn Bình Định với những giá trị nhân văn – thượng võ đã được công nhận, môn phái đã tạo được vị thế riêng trong nền võ học dân tộc.

Xem video môn phái Việt Nam Võ Đạo – Tây Sơn Bình Định:

Võ Đạt