Bài học tự vệ: Kiểm soát tình huống và sai lầm chết người

“Tự vệ đường phố” là khái niệm bao gồm vô số tình huống. Việc tập luyện dù kỹ lưỡng và đầy đủ đến đâu cũng chỉ đáp ứng khả năng xử lý một phần của tự vệ chứ không thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.

Kỹ năng tự vệ “khủng” chỉ có ở đặc nhiệm Nga
Bài biểu diễn Taekwondo trong tự vệ nữ giới

Vì thế, khả năng kiểm soát và ý thức được tình huống trong tự vệ là cực kỳ quan trọng. Có nhiều tình huống có thể xảy ra trong các cuộc tấn công bạo lực, ẩu đả… với những mức độ nguy hiểm khác nhau. Từ những cú xô đẩy bình thường cho đến việc rút dao lấy mạng người, các tình huống có thể xảy ra và thay đổi liên tục. Việc tự vệ đúng cách, phù hợp với tình huống đang xảy ra cũng chính là một trong những nguyên tắc “sống còn” trong tự vệ.

Việc đối đầu với đối thủ tay không và có vũ khí là hai điều hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, những vũ khí nguy hiểm nhất như dao nhọn lại là những thứ dễ cất giấu nhất, và từ việc ta đủ can đảm đối đầu với một gã tay không, ta hoàn toàn có thể thất thế (thậm chí mất mạng) khi đối thủ bất ngờ… có dao trong tay từ lúc nào không hay.

Việc ý thức khả năng của đối thủ (bao gồm vũ khí đối thủ đang có) là điều cần được giữ vững liên tục trong suốt quá trình tự vệ. Để có được điều này, chúng ta không chỉ cần sự tập luyện lâu dài và bài bản để có khả năng khống chế tình huống tốt, kiểm soát được tâm lý mà còn phải học cách xóa bỏ những hành vi mang tính “bản năng” như “nổi máu điên” với đối thủ hay cố trì níu đối thủ quá lâu.

Sau đây là một tình huống “lỗi kỹ thuật” dẫn đến mất mạng – tất cả cũng chỉ vì không ý thức được việc đối thủ quyết định dùng hung khí thay vì tay chân.

Phạm Vũ