Bí mật về võ sư Việt Nam là “đại ca” Diệp Vấn

Trong lịch sử võ học dân tộc, sư phụ Tế Công được xem là người sáng lập ra phái Vịnh Xuân Quyền Việt Nam. Ít ai biết rằng, ông là sư huynh của vị nhất đại tông sư nổi tiếng của Hồng Kông – Diệp Vấn.

Mối ân oán “không đội trời chung” giữa Hồng Kim Bảo và Châu Tinh Trì
Lý Tiểu Long và 3 thói quen đáng học hỏi về võ thuật

Nguyễn Tế Công sinh năm 1873 tại một gia đình giàu có ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Đầu tiên ông theo học Hoắc Bảo Toàn nổi tiếng về Vịnh Xuân Quyền ở Phật Sơn, lại giỏi đạo pháp. Sau khi học Hoắc Bảo Toàn, hai anh em Tế Công và Kỳ Sơn lại tiếp tục theo học Phùng Thiểu Thanh và tiếp đó là học Trần Hoa Thuận.

Theo những ghi chép lịch sử, Nguyễn Tế Công sang Việt Nam lánh nạn vào cuối năm 1939. Lúc đầu ở Hải Phòng sau cụ chuyển về phố Hàng Buồm. Tế Công thu nhận một số đồ đệ người Hoa và người Việt như Trần Văn Phùng, Trần Thúc Tiển, Ngô Sĩ Quý… Nguyễn Tế Công rời Hà Nội năm 1954 để vào Sài Gòn, sau đó các học trò lần lượt mở lớp dạy Vịnh Xuân Quyền và từ đó hình thành nhiều nhánh Vịnh Xuân.

Sư phụ Tế Công (giữa) từng có thời gian dạy Vịnh Xuân cho Diệp Vấn.
Sư phụ Tế Công (giữa) từng có thời gian dạy Vịnh Xuân cho Diệp Vấn.

Tại Sài Gòn, cụ Tế Công cũng dạy võ thuật cho một số người như Lục Viễn Khai, giáo sư kiến trúc Đỗ Bá Vinh, bác sĩ Nguyễn Bá Khả (nguyên Bộ trưởng Y tế Miền Nam Việt Nam), Nguyễn Duy Hải…

Năm 1960 cụ qua đời ở tuổi 84, để lại ở Việt Nam một kho tàng kiến thức đồ sộ về Vịnh Xuân. Các môn sinh của ông đã gìn giữ và phát huy kho tàng kiến thức này và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đại sư Nguyễn Tế Công đã được các môn sinh suy tôn là Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam.

Nguyễn Tế Công xứng đáng với danh hiệu Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam dù với bản chất bí truyền, không loại trừ còn có những đệ tử Vịnh Xuân được các cao nhân Vịnh Xuân khác truyền lại.

Lịch sử cũng có ghi lại, gia đình ông Tế Công ở ngay gần gia đình Diệp Vấn. Khi gia đình Diệp Vấn gặp khó khăn, gia đình Tế Công thường xuyên giúp đỡ. Hai bên có mối quan hệ với nhau rất thân thiết.

Diệp Vấn và học trò Lý Tiểu Long.
Diệp Vấn và học trò Lý Tiểu Long.

Nguyễn Tế Công hơn Diệp Vấn 16 tuổi, cả hai đều là học trò đời thứ 7 của Vịnh Xuân, nhưng Tế Công là người được học võ trước nên tinh thông võ nghệ. Lý thuyết thì vị Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam chỉ là sư huynh của Diệp Vấn, nhưng cũng có thể coi Tế Công là sư bá của Diệp Vấn, bởi Tế Công đã từng dạy võ cho vị “nhất đại tông sư Hồng Kông”  hồi còn ở Quảng Đông.

Gần nhà, cùng học võ Vịnh Xuân Quyền rồi cùng phải phiêu bạt xa quê hương, cuộc đời của Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn có rất nhiều điều tương đồng. Họ đều là những người giỏi võ thuật, và có công trong việc quảng bá võ Vịnh Xuân đến toàn thế giới.

Một điểm chung lớn nhất, họ đã tạo dựng được cơ đồ ở nơi “đất khách quê người” khi đều trở thành những vị Sư tổ võ thuật ở Việt Nam và Hồng Kông.

https://youtu.be/6LFBJejlPMA

V.Đ – Tổng hợp