Phép “Chi sao” của Vịnh Xuân phái Thiếu Lâm Phật Sơn

Có cách để lấy kỹ thuật sắc bén, có cách để lấy thủ pháp đúng của môn Vịnh Xuân. Có người coi “chi sao” như một cách luyện cho sức khỏe, có người học để lấy bén nhậy (linh tay) về xúc giác (linh giác). “Chi sao” là tất cả cái đó và hơn thế nữa. Đây là ý riêng của tôi hiểu về “chi sao”.

Trong những năm tôi dạy “chi sao”, tôi coi nó như là một cách tập về vừa thế vừa thần, nhấn mạnh về khí liên tục (Constant energy flow). Khí liên tục không được nói tới trong phép “chi sao” của Vịnh Xuân. Tôi phải nhấn mạnh ở đây là vì tôi dạy dùng khí liên tục là để giúp cho có hiệu lực hơn là ứng dụng được, không phải coi như một sức huyền bí bên trong nào đó như nhiều ông thày muốn cho trò tưởng.89

Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy thử tưởng tượng rằng “A” có một dòng nước trắng chảy ra từ cánh tay, trong khi “B” có một dòng nước đen cũng chảy ra hòa với dòng nước của “A”. Hễ cả “A” và “B” cùng cho dòng nước chảy ra, khi hai dòng đó không lấn vào nhau. Với khí liên tục đó, tất cả các động tác đều thấm nhuần những động tác tâm lý. Nếu có ai ép vào cánh tay một người có khí đó, người ấy sẽ cảm thấy một luồng khí bắt vào. Không phải là một sức dật lên để chống lại, mà cảm giác ấn vào một dòng nước phun mạnh. Cánh tay ấy nó sung sức sống động và có ý hướng và đều đặn, nói cách khác, rất thích nghi cho việc phải làm.  Nhìn hình “A”, nếu dòng nước đen ngòm một sát na thì dòng nước trắng sẽ lấn được ngay. Tựa như luồng khí này chảy tới một tảng đá và lùa vào các khe, các góc của nó.

Trong võ Vịnh Xuân, có tập một tay và hai tay bằng cách xoắn tay nhịp nhàng ấy, người tập luyện lấy khí lực. Người tập phải giữ cho liên tục và tràn vào mọi khe hở có thể được trong lúc xoay chuyển. Càng tập lâu thì lực càng tinh vi và càng len vào các khe nhỏ được. Muốn tập “chi sao” phải có một ông thầy lành nghề dần dắt từng bước vào tiếp cho người học trò cái khí lực thích nghi giống như một cái máy phát điện vào bình điện. Với người mới tập “chi sao” có thể thành một trận đấu giật giật, vật lên vật xuống, đánh sang tả sang hữu. Tay như thế không những trở ngại cho sự hiểu biết, mà còn đưa đến chỗ bị phản công ngay nếu gặp đối thủ sắc sảo. Khí lực đưa ở tay ra “đúng” thì giống như nước chảy qua một ống nước. Nếu nước cứ tắt lại mở, lại tắt lại mở (gián đoạn) thì các ống nước sẽ giật. Từ cái thế “chi sao” người tập cố đánh trúng nhau. Với dồn khí, kẻ đó sẽ “hóa giải” sức đối phương, giống như một con thuyền dập dềnh lướt sóng, để mượn sức địch mà bổ sung cho đòn trả. Quan niệm như thế thì hai tay người thực sự là hai phần nửa của một thế.Wing-Tsun-Chi-Sau1

Trừ trường hợp các thế một tay tất cả các thế Chi sao khác đều theo phép Khuỷu tay ở trong.  Thế này quan trọng trong quyền Vịnh Xuân vì nó như một cái đệm, hoặc là một sức phụ, để gạt, nếu cổ tay không kịp nhận ra đối phương tăng thêm thành công lực. “Khuỷu tay ở trong là nhãn hiệu của môn Vịnh Xuân. Khuỷu tay là điểm bất động không phải là điểm chết. Trong khi cẳng tay và bàn tay thì mềm dẻo khi thay đổi thế khác. Vì thế, hai tay trong phép “chi sao” phải mềm những không lún, mạnh mẽ cương quyết không cứng rắn.

Ip-Man-Bruce-Lee-Chi-sao-Wing-Chun-Paris

Người ta có thể xếp Vịnh Xuân vào loai nhu quyền, tuy tôi không tin như vậy. Dù sao, so với các nhu quyền khác thì Vịnh Xuân tiết kiệm động tác hơn. Tất cả các thủ pháp dùng trong “chi sao” làm cho nó có rất nhiều cách dùng. Lúc tấn công, Vịnh Xuân dùng sức thẳng đánh về phía trước. Lúc thủ,  Vịnh Xuân dùng Đòn gạt cong và cũng dùng đòn thẳng để lấn. Người đánh quyền Vịnh Xuân giữ hạnh tâm để cho đối phương chuyển xung quanh. Người ấy cũng được tập tránh các động tác thừa, chỉ đánh thẳng từ giữa ra và vừa đủ từ ngoài vào với trung tâm giữ kín bằng khuỷu tay.

Cách tập tay của Vịnh Xuân với luyện khí, cũng góp vào luyện tập toàn thể cho võ sĩ, nhưng không nên coi là toàn bị, mà chỉ là phương tiện đi đến mục đích. Có người tập tưởng lầm rằng đánh tay “chi sao” là một phương pháp đánh. Không phải vậy đó chỉ là môt CÁCH TẬP dẫn dắt tới một lối riêng, nghĩa là tới các chiêu thức đúng của Vịnh Xuân. Sự nghiên cứu đường và góc nhọn và nhất là sự luyện dùng đòn khí công

Tác giả: Bruce Lee

Người trích dịch: Giáo sư Trần Văn Từ

Quang Bình (Sưu tầm)