Vịnh Xuân quyền: nguồn gốc về sức mạnh (Kì 3)

Kỳ 3: Vén bức màn bí ẩn của Vịnh Xuân Quyền du nhập vào Việt Nam

Hiện nay, tại nghĩa trang người Hoa Quảng Đông ở làng Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương ít ai biết đến ngôi mộ nằm sâu trong vô vàng ngôi mộ khác. Một nhân vật lừng danh một thời trong chốn võ lâm lại chính là người đưa Vịnh Xuân Quyền vào Việt Nam. Nguyên Tế Công sinh năm 1877, tên thật Lương Tế Vân hay còn gọi là Đậu Bì Tế, Lão Tứ, xuất thân trong một gia đình quyền quý. Thuở nhỏ, ông và người em ruột là Kỳ Sơn được thọ giáo Vịnh Xuân Quyền từ Phùng Tiểu Thanh một vị võ quan đã về hưu là truyền nhân Đại Sư Lương Tấn. Sau đó, do tuổi cao sức yếu nên Phùng Tiểu Thanh gửi Tế Vân và Kỳ Sơn cho Đại Sư Giác Hải học thêm 7 năm, lúc này Tế Vân Đại sư đã đạt trình độ võ học siêu đẳng. Cuối cùng, xuống núi hành hiệp giúp đời.

diep van va moc nhan
Diệp Vấn và mộc nhân

Năm 1930, ông vào Việt Nam lưu lạc ở Hải Phòng một thời gian. Đến năm 1939 ở lại phố Hàng Buồm, Hà Nội dạy Vịnh Xuân quyền cho con em người hoa danh gia vọng tộc. Trong một thời gian ông đã đào tạo ra hàng loạt các môn đồ rất tài giỏi nổi bật là Quyền sư Hồ Hải Long, Cam Thúc Cường, Ngô Sĩ Quý, Quách Tuyển, Trần Thúc Tiễn, Vũ Bá Quý, Trần Văn Phùng…cho nên Vịnh Xuân quyền gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc.

Sau năm 1954, ông cùng gia đình và các đệ tử tiến vào Nam hành nghề đông y và dạy võ ở Đồng Khánh và Chợ Lớn kết hợp truyền dạy Vịnh Xuân Quyền cho những ai yêu thích môn võ này. Những đệ tử nổi tiếng của Tế Công có Lục Viễn Khai, Bác sĩ Nguyễn Bá Khả  (từng là Bộ trưởng Bộ Y tế chính quyền Sài Gòn), Đỗ Bá Vinh (giáo sư kiến trúc)…Ngày 23-6-1959, Tế Công qua đời, thọ 83 tuổi để lại bao tiếc cho người hâm mộ. Ông có người con trai là Nguyễn Chí Thành, nhưng không truyền võ công cho con. Ông có để lại bộ ảnh do chính ông thực hiện bài “ Đả” mộc nhân (đánh người gỗ)  gồm 108 thế, là bài quyền cao cấp trong hệ thống quyền thuật Vịnh Xuân.

diep van va cac mon do
Diệp Vấn và các môn đồ

Nếu Tế Công phát triển Vịnh Xuân quyền ở Việt Nam và Quảng Tây, thì em ông là Nguyễn Kỳ Sơn (1887-1956), sư đệ Diệp Vấn (1893-1972) và đệ tử Diêu Tài (1890-1956) đã bành trướng môn quyền này tại nhiều quốc gia, nhất là từ khi đệ tử Diệp Vấn là Lý Tiểu Long thành danh trên phim trường với những bộ phim kungfu thuộc hàng kinh điển thế giới.

ly tieu long
Đệ tử Diệp Vấn là Lý Tiểu Long thành danh trên phim trường với những bộ phim kungfu

Đại sư  Nguyên Minh nhỏ hơn Nguyên Tế Công 7 tuổi. Tên thật là Hoàng Tường Phong, chính là cháu nội Hoàng Hoa Bảo. Thuở nhỏ ông rất yếu ớt và bệnh tật liên miên ăn thịt cá thì nôn ra hết, cho rằng ông có duyên với phật. Gia đình gửi ông nương nhờ chùa Kim Cương, trụ trì ban cho ông pháp danh là Nguyên Minh. Sau đó, trụ trì viên tịch Đại sư Giác Hải khuyên ông nên hành thế giúp đời với lời tiên tri của Đại sư: “ Nhân dân vùng Hoàng Hà đang trông cậy nơi con. Hãy đem sở học của mình mà cứu dân độ thế đó mới là con đường tầm đạo” . Vâng lời thầy dạy, ông hạ sơn . Đến năm 1945, ông sang Việt Nam trong vai trò là viên tướng chỉ huy trong đại bát lộ quân của Lư Hán để giải giới quân Nhật. Năm 1949, ông rời quân ngũ, đưa cả gia đình sang Việt Nam sinh sống. Tại Sài Gòn ông mở garage sửa xe hơi ở góc ngã tư Hiền Vương – Vườn Lài ( nay là đường Hùng Vương giao với đường với Lê Hồng Phong), chủ trương “võ nghiệp tùy duyên”, ông không mở võ đường, không thu nhận đệ tử. Hàng chục năm ròng sống ẩn dật không bon chen với đời truyền dạy Vịnh Xuân quyền theo “căn duyên”, cũng đã đưa đến cho bậc đại cao thủ một đệ tử chân truyền.

vo si

Nguyễn Bảo Thạch người học trò này vốn là một cao thủ lừng danh, tinh thông tuyệt kỹ nhiều võ phái học Thiếu Lâm phái từ nhỏ nhưng cuối cùng lại bén duyên với Vịnh Xuân quyền từ Quyền sư Hồ Hải Long nhận làm đệ tử chân truyền của Vịnh Xuân quyền. Sau năm 1975, cùng lúc là cao thủ của nhiều võ phái, ông được giao nhiệm vụ dạy võ trong trại Chí Hòa. Số phận đẩy đưa ông gặp được Đại Lão võ sư Hạng Văn Giai ( viên tướng của Quốc Dân Đảng nổi tiếng), nhưng ông vẫn từ chối không truyền thay vao đó ông giới thiệu Nguyễn Bảo Thạch cho sư đệ của mình là Nguyên Minh đại sư.

Sau nhiều năm thử thách thì đã chấp nhận ông làm đệ tử thân tín, dốc lòng truyền thụ cho ông suốt 6 năm (1977-1983) để hoàn thiện hết trình độ cao đẳng và siêu đẳng, công nhận ông thuộc hàng Đại sư (có quyền nghiên cứu sáng tạo nguyên lí, lập một phái khác) mang hiệu Nam Anh. Trước khi rời Việt Nam Nguyên Minh Đại sư chính thức chỉ định Nam Anh Đại sư chính thức là truyền nhân thứ 6, Chưởng môn Vịnh Xuân Quyền chính thống tại Việt Nam.

Hiện nay, Vịnh Xuân quyền phát triển lên đến 20 chi phái khác nhau từ Bắc chí Nam.

vinh xuan quyen tai viet nam
Một chi phái của Vịnh Xuân quyền tại Việt Nam

(Còn tiếp…)

Ngọc Hiếu – Mỹ Châu – Phan Thương