7 truyền nhân ‘tuổi trẻ tài cao’ của các siêu sao võ thuật Hoa ngữ

Những ngôi sao võ thuật được coi là xứng tầm trở thành người thừa kế thế hệ đàn anh.

Làng điện ảnh võ thuật Hoa ngữ đang trở nên báo động khi thế hệ Lý Tiểu Long, Thành Long, Chân Tử Đan, Lý Liên Kiệt, Hồng Kim Bảo, Địch Long… đang dần rời xa màn ảnh vì lý do tuổi tác.

Chính vì vậy việc đi tìm những ngôi sao trẻ tài năng, được coi là truyền nhân của thế hệ đi trước là điều cấp thiết hơn bao giờ hết. Dưới đây là những ngôi sao võ thuật được coi là xứng tầm trở thành người thừa kế thế hệ đàn anh.

Ngô Kinh – truyền nhân Lý Liên Kiệt

Ngô Kinh được biết đến với dòng dõi thế gia về võ thuật, có nguồn gốc từ Mãn tộc Đa Nhĩ Cổn. Ông nội anh trưởng thành từ môn phái Thái cực quyền Ngô thị, cha đẻ Ngô Kinh thuần thục Đường Lang quyền và Cửu Tiết Tiên.

Năm lên 6 anh được cha gửi theo học võ thuật tại Viện võ thuật Bắc Kinh. Năm 13 tuổi anh theo học wushu tại trường võ nổi tiếng Shachahai ở Bắc Kinh do võ sư Ngô Bân giảng dạy, ông vốn là sư phụ của nhiều ngôi sao võ thuật nổi tiếng như Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan và Triệu Văn Trác.

Dù khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhờ cần cù, chịu khó luyện tập võ nghệ giúp võ công của Ngô K inh tiến triển rõ rệt. Anh được sư phụ Ngô Bân đánh giá cao và khẳng định sẽ là người kế thừa tâm đắc nhất cả về võ nghệ cũng như bản lĩnh của đàn anh Lý Liên Kiệt.

Ngô Kinh đã đạt tới ngưỡng đỉnh cao của bộ môn wushu, anh được xếp vào danh sách những cao thủ Taolu của võ thuật Trung Hoa hiện đại. Anh thường phối hợp giữa wushu với Thiếu Lâm quyền, chú trọng những đòn đánh tay đẹp mắt nhưng không kém phần phức tạp, hiệu quả.

Trong khi ra đòn, Ngô Kinh thường xuyên sử dụng lực ở ngón tay trái để tăng thêm cảm giác mỗi khi tấn công. Đặc biệt, Ngô Kinh có đôi chân một cách linh hoạt và có lực, thường xuyên tung ra những đòn đá móc, kẹp cổ khiến đối thủ bất ngờ mà chịu thua.

Những đòn đấm thẳng, đấm vòng và xúc của anh bao giờ cũng được tung ra nhanh và hiểm hóc trong khi thực chiến. Nhờ vậy Ngô Kinh xếp thứ 6 về khả năng thực chiến trong danh sách Top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc.

Phàn Thiếu Hoàng – truyền nhân Chân Tử Đan

Tài tử  Hong Kong sinh ra trong gia đình giàu truyền thống võ học. Phàn Thiếu Hoàng có cha là ngôi sao võ thuật thập niên 60 – Phàn Mai Sanh. Vì vậy năm 14 tuổi, Thiếu Hoàng được cha gửi đến Từ Châu (Trung Quốc) học thể dục dụng cụ và wushu.

Chỉ chưa đầy 3 năm sau, trình độ của anh khiến mọi người bất ngờ và e ngại khi giao chiến. Tuy vậy sau đó tài tử sinh năm 1973 lại theo một cựu vệ sĩ cho Tổng thống Hàn Quốc là Hung Hei Kwun học teakwondo.

Nhờ được rèn luyện từ nhỏ, anh nhiều lần khiến sư phụ phải bất ngờ và không tiếc lời khen ngợi sự linh hoạt cùng nhanh nhạy trong khi luyện tập. Phàn Thiếu Hoàng trở thành cao thủ Taekwondo khiến nhiều người nể phục. Đến nỗi họ phải thốt lên rằng anh ta di chuyển đôi chân như thể đó là bàn tay vậy.

Bên cạnh wushu, taekwondo, Thiếu Hoàng còn tìm học Hồng Gia quyền, Muay Thái và Kinh kịch, giúp anh cách nhào lộn, rèn luyện sự nhanh nhạy của tai mắt cùng nhiều kĩ năng trực tiếp sử dụng trong diễn xuất.

Về võ công của ngôi sao Thiên Long bát bộ, anh sở hữu những đòn đánh dứt khoát hiểm hóc, lại vừa biết cách thi triển những chiêu thức đẹp mắt, cộng thêm cá tính nổi bật, Phàn Thiếu Hoàng đang ngày càng có đông người hâm mộ.

Khán giả Trung Quốc còn trìu mến gọi anh là “người thừa kế” của Chân Tử Đan. Được ưu ái là vậy nhưng ngôi sao Thiên long bát bộ chỉ cười cho biết: “Đó là người ta ưu ái tôi thôi, chứ thật tình, anh Chân Tử Đan đang ở cách xa tôi, còn lâu tôi mới sánh kịp“. Trang Sina xếp Phàn Thiếu Hoàng ở vị trí thứ 9 về khả năng thực chiến trong danh sách top 10 ngôi sao võ thuật lợi hại nhất Trung Quốc, trên cả Thành Long.

Ngũ Doãn Long – truyền nhân Chân Tử Đan

Ngũ Doãn Long (Philip Ng) là ngôi sao điện ảnh võ thuật người Mỹ gốc Hoa còn khá mới mẻ với khán giả. Gia đình Ngũ Doãn Long có một võ đường tại Mỹ nên từ nhỏ anh đã làm quen với võ thuật và sở hữu kinh nghiệm thực chiến, giúp anh thuận lợi hơn rất nhiều ngôi sao khác.

Khi mới khởi nghiệp ở Hong Kong, Ngũ Doãn Long từng có 8 năm chuyên đóng thế các vai nguy hiểm và nhiều vai phụ vô danh để tìm kiếm cho mình cơ hội tỏa sáng trong một bộ phim nào đó. Năm 2014, anh tham gia vai diễn người anh hùng áo vải Mã Vĩnh Trinh trong phim Ác chiến/Once Upon a Time in Shanghaicủa đạo diễn Hoàng Tinh Phủ.

Trong phim, anh được tự do thể hiện những pha võ thuật và khả năng diễn xuất của bản thân, mang đến nhiều cảnh quay ấn tượng. Năm 2015 anh được đạo diễn Hollywood George Nolfi mời thủ vai chính trong tạo hình huyền thoại Lý Tiểu Long từ bộ phim Birth of Dragon. Sau thành công của bộ phim, tên tuổi của anh được nhiều người biết đến. Những bậc đàn anh như Hồng Kim Bảo Tạ Đình Phong, Ngô Kiến Hào đã không tiếc khi dành cho anh nhiều lời khen ngợi. Ngoài ra Ngũ Doãn Long còn là sư phụ dạy Vịnh Xuân quyền cho Tạ Đình Phong.

Với tài năng của mình, nhà sản xuất Vương Tinh tỏ ra tâm đắc với Ngũ Doãn Long, ông không ngần ngại nhận xét tài tử sinh năm 1977 là người kế thừa xuất sắc nhất của ngôi sao võ thuật Châu Tử Đan.

Trần Quốc Khôn – “tiểu Lý Tiểu Long”

Trần Quốc Khôn được ví von là “tiểu Lý Tiểu Long” nhờ ngoại hình tương đồng và khả năng thể hiện võ thuật hàng cao thủ trong giới nghệ sĩ. Ngoài ra lối diễn xuất cộng với khả năng võ công ổn giúp Trần Quốc Khôn được xem là bản sao, người kế vị hoàn hảo nhất kungfu của Lý Tiểu Long trên màn ảnh.

Nhờ đó, anh bén duyên màn ảnh rất sớm nhờ Tuyệt đỉnh Kung Fu, Đội bóng Thiếu Lâm, Cuộc đời Lý Tiểu Long. Đáng tiếc thế mạnh của anh đã trở thành điểm yếu. Khán giả không hấp thụ nổi việc một gương mặt na ná Lý Tiểu Long xuất hiện trên màn ảnh. 5 năm liên tục, Trần Quốc Khôn không tham gia vai diễn mới. Ngoài ra, giai đoạn những năm cuối thập kỷ 90 đầu 2000, Thích Tiểu Long, Tạ Miêu, Tào Tuấn đua nhau xuất hiện, tạo thành thế kiềng ba chân trong làng điện ảnh. Không ít người kỳ vọng đây sẽ là bộ ba “Thành Long, Lý Liên Kiệt, Chân Đan đời thứ 2”.

Thích Tiểu Long học võ khi mới 2 tuổi, xuất thân trong gia đình võ học, đệ tử ruột của đại sư Thích Vĩnh Tín. Thích Tiểu Long đóng phim khi mới 5 tuổi và nổi tiếng ngay sau đó. Truyền thông gọi anh là “hoàng tử Thiếu Lâm”. Danh sách các phim của anh kéo dài đến hàng chục, nổi bật với Tiếu Lâm tiểu tử, Rồng Trung Quốc, Rồng Thiếu Lâm, Thời niên thiếu Bao Thanh Thiên…

Anh từng được coi là “cậu bé vàng” của màn ảnh Hoa ngữ, gương mặt được kỳ vọng là người thừa kế những ngôi sao võ thuật nổi tiếng như Thành Long, Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan. Thích Tiểu Long giờ chuyển sang lĩnh vực kinh doanh, thành lập Học viện võ thuật cho riêng mình và ít xuất hiện trên truyền hình hơn.

Tạ Miêu gây ấn tượng với nhiều đạo diễn bởi khả năng đánh võ đẹp mắt và “xuất thần”. Sao nhí năm 1984, tinh thông thái cực quyền, biết dùng kiếm và các thế võ khác…, Tạ Miêu khởi đầu thuận lợi khi thành công ở tuổi lên 9. Sau vài năm theo nghiệp diễn, Tạ Miêu có trong tay số lượng “khủng” phim truyền hình và phim điện ảnh. Anh được coi là sao nhí nhờ thành công từ khổ luyện. Nam diễn viên được coi là bản sao Lý Liên Kiệt khi đóng cùng ngôi sao võ thuật trong Hồng Hy Quan.

Đáng tiếc, là nổi danh khi còn nhỏ, đến lúc trưởng thành cả ba đều mờ nhạt. Tạ Miêu hiện tại chỉ tham gia những vai nhỏ trong các bộ phim võ thuật. Theo đó, tên tuổi của cậu bé vàng về võ thuật ngày nào giờ “chìm nghỉm”. Tào Tuấn ngay từ năm lên 6 đã theo học võ tại Nhà thiếu nhi Hoàng Phố, Thượng Hải và trở thành con cưng của học viện. Nhờ gương mặt dễ thương và đáng yêu, Tào Tuấn nhanh chóng chiếm được cảm tình của người hâm mộ.

Năm lên 8, Tào Tuấn được một công ty truyền hình Singapore mời tham gia một số phim, nổi bật là Chân mệnh tiểu hoà thượng. Khai Tâm là vai diễn đầu tay đã giúp Tào Tuấn trở nên nổi tiếng. Năm 2005 Tào Tuấn tái ngộ với khán giả qua các bộ phim như Bảo liên đăng, Huyện thái gia 9 tuổi…

Thời gian này tên tuổi của Tào Tuấn được ví như người kế thừa của Chân Tử Đan. Đáng tiếc về sau anh thi trượt Học viện Kinh kịch Bắc Kinh, cơ hội đóng phim ít đi. Mãi đến năm 2011 ,Tào Tuấn tái xuất với vai diễn Lục Đông Vũ trong phim Chiếc điện thoại thần kỳ 2.

Anh Thư (T.H)