Đâu là bài tập hoàn hảo để tăng sức mạnh cú đấm?

Rất nhiều người muốn tăng sức mạnh của đòn đấm nhưng đa số đều luyện tập sai cách. Dưới đây là những bài tập hoàn hảo để phát triển sức mạnh cho cú đấm.

Trước hết bạn nên hiểu rõ lực của cú đấm đến từ đâu. Cú đấm (đánh) là một chuyển động có tính linh hoạt nhanh (snap motion) không phải chuyển động đẩy (push motion). Do đó những bài tập như đẩy tạ và hít đất không hoàn toàn giúp bạn có cú đấm mạnh.

Bài tập hoàn hảo nhất cho việc luyện tập sức mạnh cú đấm đó là những bài chống đẩy kiểu Plyometric. Kiểu tập Plyometric là cách tập luyện kết hợp với nhún nhảy, hay gọi là phương pháp làm “sốc cơ bắp”.

Những bài chống đẩy kiểu Plyometric bạn có thể tham khảo dưới đây.

Đây được coi là bài tập tốt nhất để tăng sức mạnh cú đấm. Hầu hết sức mạnh của cú đấm đều đến từ đôi chân. Chân là nền tảng của sức mạnh và kỹ thuật, vì vậy điều quan trọng là bạn cần tập luyện để tăng cường cơ bắp ở chân. Do đó các bài bật nhảy có tính chất làm “sốc cơ” luôn là trong những bài tập được ưu tiên.

Ngoài cách hít đất trên bạn nên tập thêm bài tập chạy bộ nhiều hơn, kèm theo đó là cách hoạt động như đi xe đạp, ngồi xổm với bóng, nhãy cao, nhãy xa… Những hoạt động này sẽ giúp tăng cường sự chắc chắn và khỏe mạnh của cơ chân.

Kỹ thuật – chìa khóa để tối đa hóa sức mạnh của cú đấm

Nếu bạn nặng 70kg thì bạn sẽ phát ra lực khoảng 700N khi chỉ đứng im và tung đấm. Còn nếu bạn có kỹ thuật Boxing thì sẽ ra sao?

Nghiên cứu cho biết, lực đấm của một VĐV Boxing nghiệp dư vào khoảng 2500N. Điều đó cho thấy, bạn có thể tạo ra lực đấm lớn hơn gấp khoảng 3,5 lần trọng lượng cơ thể. Ấn tượng hơn nữa, bạn sẽ chỉ mất 60m/s để tung đấm. Kỹ thuật chính là chìa khóa để tối đa hóa sức mạnh của cú đấm.

Kỹ thuật giúp bạn biết cách chuyển động toàn bộ cơ thể để có thể mang theo tối đa trọng lượng cùng cú đấm. Bí quyết ở đây là đừng tập trung vào việc chuyển động cơ thể bạn trong một khoảng cách lớn. Mà hãy chuyển động tất cả cùng một lúc như một thể thống nhất.

https://youtu.be/RxopnFcpNcc

Quang Phượng