Điểm tương quan giữa kiếm thuật và thủ thuật

Trong nhiều tác phẩm về võ học, khi đề cập đến những điểm tương đồng giữa các chiêu thức kiếm và các đòn thế tay không, người ta thường hay giải thích là các đòn tay đều phát xuất từ các chiêu thức kiếm pháp.

Người ta cũng thường hay dùng sự việc này đề biện minh cho việc luyện tập kiếm pháp, đặc biệt là trong các môn võ chủ yếu dùng tay không như Aikido, Cầm nã thủ, …

Một số võ sư đã khiên cưỡng chứng minh là tất cả đòn tay không đều do kiếm mà ra. Chính vì sự cố gắng chứng minh này mà ta thấy xuất hiện những chiêu thức khá nghịch lý, bất hợp lý, kỳ quặc trong chương trình kiếm thuật của Aikido, không chỉ tại Việt Nam, mà ngay cả tại Nhật hoặc trong những tác phẩm của các đại sư Nhật.

Xét về phương diện lịch sử và nhân chủng học, việc đấu tranh sinh tồn của con người được thể hiện đầu tiên bằng tay: từ móng tay đến ngón và nắm đấm, cạnh bàn tay, cùi chỏ rồi chân và các phần thân thể khác như vai, đầu, hông, lưng, miệng, …

Trong viễn cảnh này, phải mất cả vài trăm thế kỷ thì con người mới sử dụng đến kiếm sau khi đã dùng gậy ngắn, gậy dài. Như vậy các đòn tay, đòn chân … phải xuất hiện rất lâu trước khi thanh kiếm đầu tiên được hình thành ở dạng thô sơ nhất. Các thanh kiếm thời tiền sử xuất hiện vào thời Cro – Magnons và làm bằng sừng hoặc răng thú. Những thanh kiếm đồng đầu tiên xuất hiện vào thời nhà Hạ (từ TK 21 – TK 16 Trước Công nguyên).

Các thanh kiếm thời tiền sử xuất hiện vào thời Cro – Magnons
Các thanh kiếm thời tiền sử xuất hiện vào thời Cro – Magnons

kiemco2

 

Kiếm từ xương và răng của thú vật
Kiếm từ xương và răng của thú vật

Vậy chúng ta không thể nói là các đòn thế tay không trong chiến đấu phát xuất từ kiếm. Ngược lại, vì theo binh pháp học, kiếm là cánh tay nối dài, nên các chiêu thức của nó cũng theo các quy luật của vận động cơ thể và cũng tất nhiên vì cánh tay nối dài không phải là cánh tay đơn thuần nên nó cũng có những quy phạm riêng của nó.

Về phương diện đấu pháp, khi sử dụng tay không người ta có những thế tấn công mà khi cầm kiếm không thể áp dụng như trảo, chụp vào tay, chụp vào vai, bóp cổ, ôm từ đằng sau, … Trong kiếm không có những đòn tấn công tương tự và để giải quyết các đòn đó cũng hiếm có những chiêu thức kiếm đặc thù.

Vậy ta chỉ có thể nói giữa kiếm pháp và thủ pháp có những đòn thế tương tự, có một sự tương quan về mặt vận dụng khí lực, di chuyển bộ pháp, thân pháp, nhãn pháp, … Có lẽ điều quan trọng khiến cho kiếm pháp và thủ pháp giống nhau là sự hiệp nhất tinh thần, thể xác và kiếm (trường hợp thủ pháp, cương đao được xem như là kiếm và ý niệmTinh thần tập trung cao độ trong khi đó toàn thân vẫn buông lỏng là đặc thù của kiếm sĩ khi lâm trận. Đó cũng là thái độ tinh thần cần thiết đối với người chiến sĩ tay không đánh giặc.

Một số đòn thế tương quan giửa kiếm thuật và thủ thuật trong Aikido:

Aikiken02

 

Aikiken03

 

Aikiken04

 

Aikiken05

 

Aikiken07

Thiện Tâm (Theo Energies hors serie Aikido)