Ba sai lầm phổ biến trong sử dụng côn nhị khúc (phần 2)

Sự thiếu bài bản dẫn đến những sai lầm – từ những lỗi căn bản cho đến những sai sót có thể đẩy người tập luyện vào nguy hiểm khi thực chiến. Dựa vào kinh nghiệm của các CLB, các hội nhóm tập luyện côn nhị khúc hàng đầu Việt Nam, VoThuat.VN xin tổng hợp lại 3 sai lầm phổ biến nhất của người tự tập côn nhị khúc:

Clip cao thủ Kungfu nhí múa côn nhị khúc giống y hệt Lý Tiểu Long

Thưởng thức những đường côn nhị khúc đầy ảo diệu

(Tiếp phần 1: Ba sai lầm phổ biến trong sử dụng côn nhị khúc)

Sai lầm thứ 2: Không phân biệt được kĩ năng biểu diễn và kĩ năng chiến đấu.

Ai sở hữu một cây côn nhị khúc mà không biết vài kiểu chuyền côn qua lưng, qua vai, qua cổ? Ai sở hữu một cây côn nhị khúc mà chưa từng quật nó vào bao cát, thậm chí là gốc cây, cột điện? Rõ ràng, ngay từ lần đầu tiên cầm cây côn nhị khúc, chúng ta đã nghĩ đến đầy đủ hai yếu tố biểu diễn và đối kháng.

Thế nhưng, cũng giống như các môn võ, binh khí khác, biểu diễn và chiến đấu của côn nhị khúc là hai phạm trù tách biệt. Nhiều người hay dùng kĩ thuật biểu diễn khi lâm trận với suy nghĩ có thể làm “hoa mắt, lừa đòn” đối thủ. Thực sự như thế nào, bạn có thể tự cảm nhận sau 2 clip dưới đây:

Côn nhị khúc thi đấu đối kháng thể thao (với dụng cụ bảo hộ và luật đấu)

[jwplayer player=”1″ mediaid=”103939″]

Kỹ thuật biểu diễn thuần túy

[jwplayer player=”1″ mediaid=”103949″]

Có thể thấy rằng, trong thi đấu đối kháng thể thao, mỗi sơ sót đều có thể phải trả giá bằng điểm số, thậm chí  là kết  quả thua cuộc, các võ sĩ thi đấu đều lựa chọn những kỹ thuật “chắc ăn” nhất. Các kỹ thuật biểu diễn gần như không tồn tại, ngoại trừ các kỹ thuật chuyền côn qua vai, lưng để tiện liên kết các đòn đánh và tạo bất ngờ cho đối thủ.

Trong đối đầu thực chiến, mọi việc cũng diễn ra tương tự: bạn không có cơ hội để liều lĩnh hay “làm màu, tạo nét” với đối thủ bằng các  kỹ thuật biểu diễn, vốn tồn tại quá nhiều cơ hội để đối thủ ập vào, khiến bạn lúng túng và tự tay làm rơi mấy cây côn nhị khúc của mình.

Côn nhị khúc ngày nay không chỉ còn là  một vũ khí. Nó đã trở thành một dụng cụ thể thao, một món đồ chơi đậm chất “xiếc”, có thể tạo nên những màn biểu diễn kỳ diệu (như video clip trên), và cũng đồng thời đòi hỏi sự kỳ công tập luyện, độ khéo léo nhất định. Các kỹ thuật biểu diễn ngày càng phát triển mạnh và gần như trở thành một bộ môn nghệ thuật riêng biệt.

Cũng chính vì lẽ đó, trong tập luyện sử dụng côn nhị khúc, cần chú ý phân biệt rõ kỹ thuật nào là kỹ thuật thực chiến, kỹ thuật nào là  biểu diễn đơn thuần.

Y.N