Cuộc cách mạng của lưỡi lê Đức

Đức Quốc xã là một trong những đội quân tiên phong trong việc sử dụng và phát triển thiết kế lưỡi lê (bayonet). Cũng chính trong lực lượng quân đội này, lưỡi lê đã phải trải qua cuộc lột xác thực sự để tiếp tục tồn tại trên chiến trường.

Vì sao Jason Statham thích dùng vũ khí trên phim

Chiêm ngưỡng vũ khí cực hiểm của những chiến binh Việt cổ

Được thiết kế với ý tưởng sử dụng dao găm làm lựa chọn chiến đấu phụ cho những khẩu súng trường có tốc độ nạp đạn chậm và dễ bị áp sát, lưỡi lê được tôn vinh như “sinh mạng thứ hai” của những người lính. Lưỡi lê chủ yếu được gắn cố định ngay dưới nòng súng để xạ thủ có thể tiện sử dụng ngay khi bị tấn công xáp lá cà.

Các lực lượng quân đội châu Âu bước vào Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất  với niềm tin sắt đá rằng lưỡi lê chính là chìa khóa thành công của bộ binh. Thực tế chiến trường đã chứng minh điều ngược lại: những người lính với súng trường gắn lưỡi lê dài nhanh chóng bị quét sạch bởi súng máy hay thậm chí bởi chính súng trường của đối thủ. Các binh sĩ đôi khi phẫn nộ và tuyên bố rằng lưỡi lê được cấp phát cho họ chỉ có thể dùng để… mở nắp hộp thức ăn chứ không phải để chiến đấu.

Cũng trong chính thời gian này, các mẫu dao chiến đấu nhanh chóng chứng minh được tầm quan trọng trên chiến trường. Những chiếc lưỡi lê cũng được biến đổi dần, trở nên ngắn hơn rất nhiều, có thể dễ dàng tháo lắp và sử dụng như một con dao găm riêng biệt. Sự biến chuyển này mở ra một kỷ nguyên mới của lưỡi lê, giúp nó tiếp tục tồn tại trên chiến trường hiện đại. Trong khi đó, những mẫu lưỡi lê dài nhọn cũ chỉ còn xuất hiện trong các nghi lễ của Đức quốc xã hay các nước Phát xít còn lại.

German Knife Bayonet

German Knife Bayonet
German Knife Bayonet

Thời điểm ra đời: 1914- 1918

Trọng lượng: 220g

Độ dài: 26.1 cm

Mẫu dao này không thuộc biên chế chính thức của quân đội Đức Quốc xã nhưng lại là một trong những lựa chọn hàng đầu của binh sĩ thời bấy giờ. Được thiết kế cho súng trường tiêu chuẩn Mauser Gewher, chiếc lưỡi lê này là “đứa con lai” thực thụ với dao găm chiến đấu. Nhẹ, bền, hai lưỡi sức và có thể dễ dàng tháo rời nhanh chóng là những ưu điểm nổi bật nhất, đánh dấu thời đại của “lưỡi lê thế hệ mới”, với các kết cấu gần với dao găm hơn.

German S84/98 Bayonet

 German S84/98 Bayonet 
German S84/98 Bayonet

Thời điểm ra đời: Những năm 1940

Trọng lượng: 420g

Độ dài: 38.2cm

Mẫu lưỡi lê này được giới thiệu lần đầu tiên năm 1915, thiết kế riêng để gắn cho súng trường Mauser Gewehr 1898. Với giá thành rẻ, thiết kế mạnh mẽ và tinh tế, thiết kế dao này tuy từng “chìm xuồng” sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nhưng lại nhanh chóng được đưa vào sử dụng trong những năm 40 thế kỷ trước.

German Wehrmacht Dress Bayonet

German Wehrmacht Dress Bayonet
German Wehrmacht Dress Bayonet

Thời điểm ra đời: 1940

Trọng lượng: 420g

Độ dài: 35.5

Thừa hưởng những đặc tính của lưỡi lê thế hệ mới, con dao lưỡi cùn này lại không hề xuất hiện trên chiến trường. Nó được thiết kế cho các mục đích nghi lễ, song hành với súng trường Mauser 98k. Không phải tự nhiên mà giữa những người “anh em” bụi bặm, mẫu thiết  kế này được ví như gã trai bảnh bao bóng bẩy.

Kỹ thuật sử dụng lưỡi lê trong các kỳ Thế chiến

Y.N