Một số phương pháp cầm máu tạm thời khi bị chấn thương

Trong khi đang tập luyện, chẳng may bị đứt tay hay vết thương chảy máu nhẹ, không ràn rụa thì chỉ cần ép chặt vết thương bằng bông gòn tẩm cồn 70 độ, thuốc đỏ (nếu không có cồn, thuốc đỏ thì dùng tay sạch ấn mạnh) một lúc là máu hết chảy. Không cần phải đắp thuốc rê, màng nhện… theo thói quen dân gian vì dễ gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Cách xử lý các vết cắt và trầy xước trong chấn thương võ thuật

Nhận diện và phòng ngừa chấn thương thể thao ở trẻ em

Trường hợp đứt động mạch lớn thì máu tươi chảy ra có vòi, thành tia. Phải nhanh chóng bóp mạnh động mạch bằng tay rồi dùng dây garô buộc lại.

+ Ép động mạch bằng tay.

Một số vị trí có thể ép động mạch

Dùng ngón tay hay nắm tay bóp hay đè mạnh động mạch chính chỗ vết thương. Cách này rất cần thiết trong trường hợp không buộc dây garô như ở vùng cổ, háng, nách v.v… Trong khi di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế vẫn phải tiếp tục ép động mạch nếu chưa cầm được máu.

+ Cách buộc dây garô.

Buộc dây garo là phương pháp cầm máu nhanh chóng nhưng cũng nguy hại nếu không biết cách vì nếu để garô lâu quá sẽ gây thối thịt (hoặc tử vong). Chỉ nên đặt dây garô khi bị đứt động mạch lớn ở tay, chân mà băng ép không kết quả.

Dây garô có thể là một sợi dây bất kỳ kiếm được (như quai nón, thắt lưng, khăn tay). Đặt garô trên vết thương độ 5cm. Garo phải được xiết cho đến khi ngưng chảy máu. Không quên ghi lại giờ đặt garô, số lần nới garô (cứ 20 phút thì nới garô ra vài phút cho máu được lưu thông rồi buộc lại).

Thư viện võ thuật