Vén màn bí mật quanh Thiếu Lâm y dược

Từ xưa đến nay, danh tiếng Thiếu Lâm được tạo nên bởi “tam vị nhất thể”: Thiền-Võ-Y, trong đó nền y học độc đáo của Thiếu Lâm Tự được biết đến bởi tên gọi “Thiếu Lâm y tông”.

​Thiếu Lâm Tự thu tiền để hành đạo

“Thánh địa” Thiếu Lâm thời hiện đại trông như thế nào?

Trong một thời gian rất dài, những bí quyết của Thiếu Lâm y tông vẫn là một ẩn số. Vì nhiều lý do, Thiếu Lâm tự dữ những phương thuốc của mình như một bí mật độc quyền. Nhưng rồi, mọi thứ cũng được phơi bày.

Ngày 29/7/2004, trên website của Thiếu Lâm Tự đã công bố 3 bí phương (3 bài thuốc bí truyền) trong “Thiếu Lâm Tự bí phương tuyển tập”, đồng thời cũng công bố một số tài liệu bí mật về các thế võ Thiếu Lâm.

Họ cũng hứa một tuần sau sẽ lần lượt công bố các bí phương về y học và dưỡng sinh cùng nhiều tài liệu quan trọng khác nhằm mục đích hoằng dương Phật học, Võ thuật và Y học.

Thế nhưng đến ngày 6/8 cùng năm thì Thiếu Lâm Tự ra tuyên bố tạm dừng việc công bố. Việc công bố rồi tạm dừng này đã gây nên phản ứng rất mạnh trên khắp Trung Quốc.

Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín khi trả lời phỏng vấn đã nói: “Trước nay ảnh hưởng của Thiền và Võ rất lớn, còn Y tông thì người đời rất ít biết đến. Chúng tôi công bố mấy dược phương là để ném đá dò đường, xem xã hội phản ứng thế nào”.

Có rất nhiều ý kiến xung quanh vụ này. Có người cho rằng việc công bố bí phương là bị “hớ” vì y dược hiện đại không hề thua kém nếu không nói là còn hơn các bí phương khi xưa; một số vị thuốc ngày trước quá hiếm thì bây giờ đã là loại bình thường.

Lại có ý kiến nói, bí phương là một đặc trưng của y học cổ truyền, hiệu quả cụ thể rất khó đánh giá qua tác dụng của bài thuốc, dù có nắm được đơn thuốc thì người bệnh cũng phải uống theo chỉ dẫn của lương y, uống thuốc bừa bãi sẽ chuốc hậu quả xấu.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, các bí phương của “Thiếu Lâm dược cục” là di sản văn hóa cấp quốc gia, không nên và cũng không thể công bố; ngoài ra quyền sở hữu trí tuệ các bí phương này thuộc về Thiếu Lâm Tự, sau khi công bố thì họ sẽ bị mất quyền, ấy là chưa kể có người nhanh tay đăng ký cướp mất.

TaoistLongevityTonicDecoction

Dưới đây là 3 bí phương mà “Thiếu Lâm dược cục” đã “trót” công bố:

Bài thứ nhất – “Trân ngọc tán”: trị bất tỉnh nhân sự, lệch mắt méo miệng, trúng phong co giật, hôn mê sau khi trúng thương.

Thành phần của bài này gồm: Minh thiên ma, Khương hoạt, Phòng phong, Chế nam tinh, Bạch chỉ – mỗi thứ 5 phân; Bạch phụ tử 1 phân đem tán thành bột, mỗi lần uống 3 phân. Nếu uống bằng Hoàng Tửu thì hiệu quả càng tốt, hôn mê sâu cũng chỉ uống hết 3 phân là tỉnh lại ngay.

Bài thứ hai – “Hành quân tán”, trị trúng thử (say nắng) rất tuyệt. Thành phần: Bạc hà não 1 phân, Thị tương 3 phân, Chỉ xác 2 lạng, An tức hương 1 lạng, Trần bì 5 phân, Chế ban hà, Ngưu hoàng, Quảng mộc hương mỗi thứ 3 phân, tất cả đem tán thành bột cho vào lọ đậy kín, mỗi lần uống 1 phân.

Bài thứ ba – “Quan âm cao” để trị các vết thương mở khỏi rất nhanh.

Thành phần: Tá dược Quế chi, Bạch chỉ, Nhũ hương, Một dược, Xích thược, Mộc qua, Hoa phấn, Tây cát, Nguyên hồ, Nhi trà, Đương quy, Hồng hoa, Tô mộc, Đồng tự nhiên (phủ nến 7 ngày), Đan bì, Sinh cam thảo, Đào nhân, Hồng phấn – mỗi thứ 1 lạng; Mộc hương, Khinh phấn, Mộc phiến – mỗi thứ 5 phân; Ngưu tất, Xuyên khung – mỗi thứ 2 lạng rưỡi; Quảng đơn 1 cân, Hương du 4 cân đem nấu thành cao để dùng dần.

Ngoài ra, qua các tài liệu đã công bố, người ta còn biết được một số bí phương rất đơn giản, dễ làm, xin giới thiệu để bạn đọc biết:

Chảy máu mũi: Lá cây Kế (cirsicon japonnicum) vò nát nhét vào lỗ mũi là cầm máu ngay. Cách khác: Lấy một nhúm tóc đốt thành than rồi rức than đó vào mũi là máu cầm ngay.

Bài thuốc giải rượu: Những người bị hôn mê mãi không tỉnh rượu thì dùng Cát Hoa 30g, Liêu Ngũ vị tử 9g, đem nấu thành một bát canh, đổ vào nửa chén trà rồi cho uống, chỉ chốc lát là tỉnh rượu ngay.

Thư viện võ thuật