Kích – vũ khí thuyết “tượng hình con rồng”

Nhân vật Lã Bố trong Tam Quốc diễn nghĩa tay cầm phương thiên họa kích, cưỡi ngựa Xích thố một mình địch muôn người. Chỉ cần nhắc đến phương thiên họa kích của Lã Bố là khiến địch thủ kinh sợ đến vỡ mật.

Kích là một loại vũ khí bắt đầu từ đời Thương, Chu, từ vũ khí cổ đại diễn biến mà thành. Kích có thuyết bảo đó là “tượng hình một con rồng” tức là có đầu rồng, miệng rồng, thần rồng, bốn vuốt rồng, đuôi rồng. Đầu có thể thọc tới miệng có thể lừa, thân có thể dựa ép, vuốt có thể vồ, đuôi có thể vẫy. Vì thế có các thức đặt tên dính đến rồng: thanh long thám trảo (rồng xanh thò vuốt), hắc long nhập động (rồng đen vào động), lãn long phiên thân (rồng lười lật mình), ô long bài vĩ (rồng đen vẫy đuôi)…

Kích chia làm kích đánh trên ngựa và kích dùng dưới đất. Có thể hai tay cầm kích, cũng có thể một tay cầm cán còn tay kia nắm lấy cái sống sắt trong vành cung. Kích cán dài bằng cán đại đao không thể (múa) hoa (tức múa tít thành một vầng). Ngạn ngữ có câu: “Kiếm chẳng quấn đầu, kích chẳng (múa) hoa”.  Kích có thể đổi từ tay trái sang tay phải, trước sau để sử dụng, có thể tung theo thế như đâm côn, người xưa gọi là “thế kích đâm thọc”. Các phái kích pháp khác nhau rất nhiều, có sáu “đường” kích pháp là đẹp nhất. Phép dụng cơ bản nhất của kích là áp, dựa, đè, cứa, móc, ôm, lừa, nâng…

thienphuonghoakich

Kích chia ra làm kích một cán dài và kích cặp cán ngắn. Kích dài lại chia thành phương thiên kích (đầy có 2 vành trăng), trên cán kích có hình vẽ, viết chữ, sơn đỏ để trang điểm, xưa gọi là họa kích. Lại còn đeo ngù năm màu trên buộc đồng tiền vàng gọi là “kim tiền ngũ sắc phan” (tiền vàng phướng năm màu. Còn thanh long kích có một vành trăng (một bên) trên cán vẽ rồng cuốn, sơn đỏ cho đẹp, treo thêm đồng tiền vàng và ngù màu gọi là “kim tiền báo vĩ tử” (tiền vàng đuôi báo). Xà long kích mũi kích tạo hình rắn, còn ngoài ra giống thanh long kích. Nguyệt nha kích, đông phương kích, hộ thần kích và kích liềm, thường thắng kích… Kích đôi cán ngắn chia làm một vành trăng, hai vành trăng. Lại còn buộc ngù tròn màu, bây giờ toàn buộc ngù màu đỏ.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung nhân vật Lã Bố được mô tả là một viên tướng dũng mãnh bậc nhất Tam quốc. Ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích  và cưỡi ngựa  Xích thố. Người ta thường nói “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố).Kích thoạt ban đầu là binh khí dùng để chiến đấu, về sau diễn biến thành vật làm nghi trượng (vật bày khi rước xách, tế lễ) và vật trang trí. Như trước xe vua có vệ sĩ ôm kích đứng.

Như Vu Khiêm đời Minh trong bài thơ “Mạn đề ô bích” có câu:
“Trước cửa không bày kích,
Nhận nhầm nhà dân quê…”

“Bày kích” là tượng trưng cho chốn cung khuyết. Ở các nhà giàu sang thời xưa, trước án có lọ cổ cắm kích bạc, vì “kích” và “cho” là hài âm (hài âm là từ có âm giống nhau hay gần giống nhau, đây là lối chơi chữ của người Trung Quốc vì “kích” và “cho” phát âm tương tự – tượng trưng cho sự giàu sang, tự cấp tự túc! Trên tường vách có treo trang kích, vẽ kích trên vách ở giữa là thanh long kích hai vành trăng, hai bên cheo chếch hai thanh long kích thành một vành trăng.

Vũ Bảo (Sưu tầm)

Nguồn: Internet