Kiếm Katana – biểu tượng đẳng cấp hiệp sĩ Nhật

Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng – gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ. Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.1

Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.2
Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.
Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.3
Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả – và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. “Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro”, ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.4
Lúc rèn phải hoàn toàn tối
Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.5
Katana và lưỡi kiếm. Có thể nhìn thấy rõ đường vân hamon ở lưỡi kiếm. Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.6
Một phần của văn hóa Nhật
Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. “Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa”, ông Matsuba nói. “Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật.”
7
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,…
Nhất Trung (Sưu tầm)
Nguồn: Internet