4 sai lầm về kỹ thuật tay không chống dao

Tay không chống dao là một trong những đề tài nóng hổi hiện nay. Hầu hết nạn nhân đều ở thế bị động, nhưng cũng có không ít trường hợp nạn nhân có tập luyện võ thuật, thậm chí học chống dao nhưng vẫn tự vệ không thành công. Sau đây là những lý do chủ yếu:

Cách dùng Judo xử lý tình huống Clinch trong tự vệ

Những kỹ thuật ứng dụng tự vệ Krav Maga dưới góc nhìn khoa học

TẬP LUYỆN KHÔNG ĐỦ

Trong phòng tập, CLB võ thuật của bạn, ắt hẳn có những người tập luyện tới trình độ có thể tránh né hay gạt đỡ ahầu hết kỹ thuật đấm đá của một vài người bạn tập khác. Đó là sự chênh lệch trình độ.

Nghĩ thoáng một chút, con dao cũng là chủ thể tấn công như cú đấm ngọn đá. Nếu như bạn có khả năng tập luyện đến mức vô hiệu được mọi đòn tấn công của người khác thì con dao cũng vậy.

Trên lý thuyết, khi bạn có một trình độ nhất định, bạn sẽ có thể xử lý đòn thế của đối thủ với xác suất thành công rất cao.

Đó là về mặt logic lý thuyết, còn trên thực tế?

Thực tế là một Boxer có thể mất vài trăm, thậm chí cả ngàn giờ tập để có thể hoàn toàn làm chủ kỹ năng phán đoán và xử lý tình huống khi đấu với đối thủ có trình độ thấp hơn một chút. Tuy vậy, anh ta vẫn có xác suất “ăn đòn”. Còn bạn, hãy tự hỏi mình những câu này:

  • Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tập luyện các kỹ thuật chống dao?
  • Bạn nghĩ một người cầm dao có thể xem như “cùng trình độ” với bạn khi bạn tay không tấc sắt?
  • Bạn nghĩ 0,01% xác suất “xui xui” trúng đòn dao đâm có đủ tiễn bạn “lên đường” không?

Rõ ràng, đối đầu với kẻ có dao là tình huống vô cùng bất lợi, đòi hỏi bạn phải tập luyện RẤT NHIỀU.

Bạn có đủ khả năng chống trả cuộc tấn công bằng dao găm?

ĐỘ NGUY HIỂM

Bạn bị đấm liên tục 20 lần, gạt đỡ tránh né được 19 và trúng 1 cú; chúng ta có thể gọi đó là thành công lớn. Bạn bị đâm liên tục 20 nhát và “thành tích” cũng tương tự như trên? 1 nhát dao đó là đủ khiến bạn mất mạng.

Đó là sự thật về tình huống tay không chống dao. Dù bạn chỉ có rủi ro 1% bị trúng dao, đó cũng là mối nguy hiểm lớn. Bạn sẽ đem một vài vết bầm hay chỉ đơn giản là cơn đau nhẹ để đánh đổi với những cú đấm trên sàn đấu. Nhưng khi bạn đối đầu với kẻ cầm dao, thứ bạn đem ra đánh đổi là tính mạng.

Khi ý thức được độ nguy hiểm của các đòn tấn công bằng dao, bạn sẽ thấy việc chống trả hình thức tấn công này không hề dễ dàng và an toàn.

Tại sao vẫn có những người “tỉnh rụi” tập, dạy và sử dụng những kỹ thuật chống dao sơ sài, thiếu khoa học, thiếu tính hiệu quả, thiếu luôn cả sự tập luyện đúng mức?

TÂM LÝ

Nhiều người so sánh rằng “Cảnh sát, quân đội vẫn hay tập luyện tước dao tội phạm và thành công rất nhiều lần. Như vậy mình cũng làm được”.

Hãy tiếp tục tự hỏi mình những câu này:

  • Nghề nghiệp của bạn có phải là cái nghề luôn sẵn sàng đối đầu nguy hiểm không?
  • Bạn có được huấn luyện các kỹ thuật đó mỗi ngày vài tiếng, ngày nay qua tháng khác không?
  • Bạn có sẵn sàng một tâm lý rằng nếu bạn chẳng may bị thương hoặc nghiêm trọng hơn, đã có chế độ hỗ trợ cho bạn và người thân bạn không?
  • Bạn được trang bị công cụ hỗ trợ (giáp chống đâm…) để có tâm lý tốt hơn cũng như an toàn hơn không?

Bạn không tập luyện chống dao một cách chuyên nghiệp, đó là một chuyện. Tâm lý của bạn cũng không giống như cảnh sát, quân đội hay các  lực lượng an ninh khác. Đừng so sánh mình với họ.

Các lực lượng an ninh hay phải đối đầu với vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu… đều được trang bị giáp chống đâm, khiến họ yên tâm hơn khi quyết định xông vào khống chế tội phạm. Còn bạn?

ĐỐI THỦ SẼ ĐÂM MỘT NHÁT

Quên chuyện đó đi!

Bạn thường tập luyện kỹ thuật chống dao bằng cách chống đòn đơn. Điều đó đúng. Trong các môn võ thuật đối kháng như Boxing, Muay Thái… bạn cũng phải tập chống đòn đơn hàng ngàn lần trước khi thực chiến. Tuy nhiên, nhiều người tập luyện chống dao theo cách đó lại sinh ra một ảo tưởng rằng bạn có thể chặn đỡ được ngay cú đâm dao đầu tiên và khống chế nó.

Sự thật như thế nào? Hãy xem video clip sau đây:

Y.N