Cách để đối phó với đối thủ to lớn hơn trên đường phố

(VoThuat.vn) – Không ai muốn đánh nhau trên phố nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tránh được điều này. Chưa kế những trận đánh nhau trên phố sẽ không có luật lệ và phân chia hạng cân, do đó việc bạn gặp phải đối thủ to lớn hơn hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là cách đối phó với những đối thủ như vậy.

Né tránh nguy hiểm

Trong bất cứ tình huống tự vệ nào, bạn cũng cần xem xét kỹ các lựa chọn. Nếu có thể bỏ chạy và bạn nghĩ rằng bạn có thể vượt qua kẻ tấn công thì nên bỏ chạy. Hãy nhớ răng, không có người chiến thắng trong một trận chiến trên đường phố, nhưng sẽ có kẻ thua cuộc.

Vì lý do gì đó, nếu bạn không thể chạy thoát, hãy di chuyển để đảm bảo rằng bạn đang đứng ở khoảng cách an toàn so với kẻ to lớn kia. Trong đa số các trường hợp, bạn hãy chuẩn bị cho việc anh ta sẽ tấn công bạn điên cuồng. Tốt nhất, bạn nên là người chủ động và kiểm soát nhịp độ của trận chiến. Đừng để đối thủ áp sát quá gần bạn bởi khi đó bạn sẽ phải gánh chịu những cú đấm rất mạnh từ người có thể hình tốt hơn.

Kiểm soát cự li

Rener Gracie giải thích một cách hoàn hảo vai trò của cự li trong tự vệ. Khi nói đến tự vệ, khoảng cách giữa bạn và đối thủ của bạn là rất quan trọng. Gracie giải thích rằng vùng nguy hiểm nhất là vùng giữa. Cự li an toàn nhất là khi bạn ở ngoài tầm với của đối phương. Ở khoảng cách này, bạn không thể tiếp cận đối phương và họ không thể tiếp cận bạn. Đây là khoảng cách an toàn.

Cự li an toàn khác là khi bạn áp sát đối thủ, không có sự tách biệt giữa hai cơ thể. Đây cũng được coi là khoảng cách an toàn bởi vì đối thủ của bạn không thể tấn công ở khoảng cách quá gần như vậy.

Khoảng cách cự li còn lại là cự li nguy hiểm nhất. Nó nằm ở giữa hai khu vực đề cập ở trên. Đây là cự li mà đối thủ có thể tấn công bạn và bạn có thể làm tương tự với họ. Đây là cự li rủi ro nhất. Hãy nhớ rằng, bạn nên ở rất xa, hoặc rất gần đối thủ, đừng bao giờ ở giữa hai cự li này.

Các kỹ thuật và chiến thuật tự vệ

Sau khi đã hiểu được khoảng cách thích hợp để đối phó, bạn cần phải hiểu các kỹ thuật và chiến thuật cần để chiến đấu.

Quỳ xuống bằng hai chân

Khi kẻ tấn công to lớn hơn bạn, điều đó không có nghĩa là bạn không thể đè họ ngã xuống đất. Trong đoạn video trên, Ben Askren giải thích việc đẩy ngã đối thủ bằng cách khuỵu hai chân. Khi đó, bạn có thể chờ đợi cơ hội hoàn hảo để áp sát, ôm chặt đối phương, quỳ xuống bằng hai chân, giữ cho đầu của bạn an toàn, sau đó đẩy đổi phương ngã xuống.

Đè đối thủ bằng chân (full mount)

Nếu bạn có thể đè đối thủ xuống và ghì bằng hai chân, bạn sẽ có thể duy trì tư thế này chống lại một người chưa từng tập BJJ trước đây, ngay cả khi họ to hơn và khỏe hơn. Hãy chắc chắn rằng tất cả trọng lượng của bạn đang đè lên phần thân trên của đối thủ, điều này làm cho đối thủ không thể thoát ra khỏi thế khóa của bạn. Khi đó, bạn cũng có thể tung ra những đòn đấm mà đối thủ khó có thể chống đỡ.

Đừng cố ôm đầu đối thủ

Bạn có thể chưa nhận ra mối nguy hiểm khi ôm đầu đổi thủ. Một người lớn hơn và mạnh mẽ hơn có khả năng sẽ phá vỡ thế ôm của bạn. Khi anh ta làm được điều đó, hãy chuẩn bị để ngay lập tức tạo ra an toàn.

Bám sát lợi thế của bạn

Nếu bạn là một người có những cú đá chính xác và nhanh nhẹn. Hãy sử dụng lợi thế của mình. Đừng cố gắng đá vào phần thân như thi đấu thể thao. Thay vòa đó hãy tấn công những bộ phận như đầu gối, khuôn mặt, xương ức…

Phá sức của đối thủ

Khi chiến đấu với khoảng cách an toàn, mục tiêu của bạn là bảo tồn năng lượng và làm đối thủ mệt mỏi. Nếu bạn bị kẹt bên dưới một kẻ tấn công lớn hơn, hãy nắm lấy tay anh ta và áp sát. Nắm chặt cánh tay của anh ta bằng đòn overhook để ngăn không cho đối phương tung ra cú đấm. Khi đó, họ sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi.

Đừng để ý đến ‘quy tắc’

Khi bạn tập võ thuật, bạn sẽ được học một bộ quy tắc rõ ràng. Nhưng trong trường hợp chiến đấu trên đường phố, không có bộ quy tắc nào cả. Hãy sẵn sàng cho bất cứ điều gì. Bạn không bao giờ chắc chắn về sự nguy hiểm của việc phải tự vệ trên phố. Nếu bạn cần phải đá kẻ tấn công vào háng đối phương để tự vệ, hãy làm đi.

Cảnh Phúc