“Ăn đấm giữa đường”, đừng mang 100% kỹ thuật võ đài ra để tự vệ

Câu nói này có thể gây tranh cãi, nhưng sự thật rằng những kỹ thuật võ đài không được “thiết kế” để tự vệ.

Làm thế nào để tự vệ với một cú đấm móc

Trắc nghiệm tự vệ: Kỳ 2 – Bạn có… cãi nhau đúng cách?

Mỗi kỹ thuật thi đấu võ đài đều là thành quả của hàng chục, thậm chí hàng trăm năm trui rèn của nhiều thế hệ để tìm ra cách thực hiện ý đồ đòn thế một cách dễ nhất, thoải mái nhất, uy lực nhất. Có thể nói, những kỹ thuật võ đài được tạo ra để giành lấy ưu thế tuyệt đối, là tinh tuý của võ thuật.

Thế nhưng, điều đó không hoàn toàn đúng. Trên võ đài, các môn võ bị giới hạn bởi luật, nên việc kỹ năng võ đài có “tốt nhất” hay không còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố. Chẳng hạn: cú đấm theo đúng chuẩn mực Boxing sẽ gây lực mạnh nhất, nhưng nếu sau cú đấm đó, bạn ôm đối thủ trong cuộc ẩu đả đường phố, chẳng có trọng tài nào can bạn ra cả.

Đường phố không phải võ đài, bạn có thể áp dụng rất nhiều thứ từ võ đài để vượt trội trên đường phố, nhưng đừng ôm khư khư tất cảm.

Hôm nay, hãy lấy ví dụ về những cú đấm đơn giản nhất.  Trong hầu hết các tình huống tự vệ thì khác, các tình huống bạn lãnh nhận đa phần lại là những cú đấm vô tội vạ như  “quăng” thẳng vào mặt – không phải những cú đấm mẫu mực trên võ đài. Điều này vừa có lợi, vừa có hại cho bạn. Hại ở chỗ nếu bạn cứ ôm khư khư lý thuyết cứng nhắc, bạn sẽ giống như con cá trên cạn. Thế nhưng, điều tuyệt vời rằng với phản xạ, sự bình tĩnh và sức mạnh của một người có luyện tập võ thuật, cộng thêm kỹ thuật phản kháng hợp lý như trong video clip sau đây, việc “so tay” 1 chọi 1 trên đường phố chắc chắn là tình huống tự vệ mà bạn hoàn toàn có lợi. Rõ ràng võ thuật đối kháng võ đài vẫn có lợi khi nó “cung cấp” cho bạn thứ vũ khí hữu hiệu: phản xạ, tâm lý. Thế nhưng, về kỹ thuật, bạn cần có một chút thay đổi.

[jwplayer player=”1″ mediaid=”107735″]

Phạm Vũ