Nền tảng chính tạo nên tinh thần của Bushido

Tư tưởng và tín ngưỡng của Phật Giáo, Thiền Tông , Khổng Giáo và đạo Shinto đã tạo nên nền tảng chính tạo nên tinh thần của Bushido.

Kiến thức tự vệ – kỹ thuật chống vũ khí của Muay Chaiya
Loạt vũ khí tự chế của Việt Nam khiến mọi đối thủ khiếp đảm

Với Phật Giáo, Tinh thần Bushido học và tìm hiểu về những nguyên nhân sinh ra từ tâm thức : về nỗi nguy hiểm , sự sợ hãi và luân hồi của sự sống và chết. Người Samurai không sợ chết vì như Phật dạy, sau khi chết họ sẽ được hồi sinh và sống một cuộc sống khác trên trái đất. Do đó người chiến binh Samurai luôn là các chiến binh từ khi họ bắt đầu là Samurai cho đến khi họ chết và do đó họ không sợ mọi nguy hiểm hay sự sợ hãi ; có chăng họ chỉ sợ mất đi lòng trung tín.

32_28_1342632604_92_samuraiarcher_9a5f5
Với Thiền tông , một người có thể đạt đến sự “Tuyệt đối”, một tầm mức Vô ngôn ; những suy nghĩ và không thể dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả nổi. Thiền tông đã góp một phần chính yếu trong việc dạy và chỉ thẳng rỏ ra cho những Samurai biết về bản thân mình. Và từ đó tinh thần Bushido không đã thấm nhuần và từ đó các chiến binh lần lược tự cởi trói những giới hạn trong chính bản thân mình. Samurai dùng triết lý này để tiến đến sự vượt qua sự sợ hãi, mất thăng bằng và sự sai lầm cho chính tự ngã bản thân .  nguoiNhat02
Đạo Shinto, một đạo giáo khác của Nhật Bản, đã thổi vào tinh thần Bushido cho các chiến binh Samurai thêm về lòng trung thành và lòng yêu nước . Đạo Shinto đề cao gia đình Hoàng Gia, và Nhật Hoàng chính là đấng quyền uy nhất trên trái đất; họ là con cháu của Thái Dương Thần . Những chiến binh Samurai luôn thề trung thành với Hoàng đế và chỉ huy tối cao của họ. Đạo Shinto cũng đề cao tinh thần yêu nước Nhật Bản . Đất không đơn thuần cho nhu cầu hàng ngày mà đất nơi ở của trời, của tâm linh tổ tiên những người Samurai. Đất chăm lo, bảo vệ và nuôi dưỡng những con người yêu nước.

tu-sat
Khổng Giáo thì lại đem đến cho Bushido niềm tin về mối quan hệ giữa người với người, với gia đình. Có năm mối quan hệ đạo đức được Khổng Giáo đề cao: quan hệ giữa chủ và tớ, cha và con, chồng và vợ, anh với em, và bạn bè . Những mối quan hệ đạo đức mà Samurai phải tuân theo. Tuy nhiên, những chiến binh Samurai không đồng ý với một số triết lý khác của Khổng Tử … Họ tin rẳng người đàn ông chỉ ngồi và đọc sách suốt ngày hoặc làm thơ cả ngày để trở thành một nhà hiền triết sẽ chỉ là một cái máy không hơn không kém . Thay vào đó, Tinh thần Bushido coi việc người đàn ông và vũ trụ được tạo ra có cả tinh thần lẫn đạo lý .

Theo: Hagakure – The Book of the Samurai – Yamamoto Tsunetomo