Đao – sức mạnh khí giới toát ra từ độ sắc bén

Như các bạn đã biết, ngoài quyền cước được sử dụng trong võ thuật ra, binh khí cũng là một khí giới không thể thiếu trong chiến đấu. Có nhiều loại binh khí, chúng ta nghĩ rằng mình đã biết về nó, nhưng thực sự đó chỉ là hiểu biết một cách thông thường. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một cách cụ thể về tác dụng và cấu tạo của các loại binh khí thường được dùng trong võ thuật:

Đao:

dolongdao

Khí giới ngắn trong võ thuật, vật liệu dùng để chế tạo đao thời nay chủ yếu là bằng thép. Một thanh đao được hợp thành từ: Thân đao, đao bàn ( phần phân chia giữa chuôi và lưỡi), chuôi đao, và đầu đao; Thân đao do mặt đao, lưỡi đao, mũi đao và sống đao hợp thành. Bộ phận dùng tay để nắm thì được gọi là “ chuôi đao” hoặc “ đốc đao”. Phần giữa chuôi đao và thân đao được cách ra bằng một miếng thép tròn gọi là “hộ thủ bàn”, hay còn gọi là “ Đao bàn”. Phần cuối cùng của chuôi đao được gọi là đầu đao, thường thì ở phần đầu đau này người ta hay móc một chiếc vòng nhỏ, sau đó sẽ buộc những dải tua màu vào, gọi là tua đao. Trọng lượng của đao: dùng cho nam trưởng thành không nhẹ hơn 0,7 kg, nữ trưởng thành không nhẹ hơn 0,6 kg; trẻ em và thiếu niên thì không bị hạn chết bởi điều này. Tua đao không được phép dài hơn chiều dài của cả thanh đao, đồng thời không được buộc hoặc trang trí thêm bất cứ vật nào khác. Khi mũi đao chống xuống đất, trọng tâm giữ cho Thân đao thẳng đứng, không dùng lực tác động thân đao sẽ phải hơi cong, nhưng phần cong phải tính từ 1 phần 3 mũi đao (điểm tiếp xúc với mặt đất cao 20cm) trở lên.

Ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt biểu diễn đao tại Hồng Kông khi còn nhỏ:

https://www.youtube.com/watch?v=vJ8WMXjK_Yk

Đại đao:

trc6b0e1bb9dng-c491ao

Hay còn gọi là “ Xuân Thu Đại Đao”. Khí giới dài dùng trong võ thuật, là một trong số những binh khí dài thời cổ đại. Cấu tạo gồm: Mũi đao, lưỡi đao, sống đao, tua đao, đao bàn, chuôi đao và phần đuôi nhọn của Đao. Thân đao ngắn hơn đơn đao, chuôi đao dài hơn so với đơn đao. Cân nặng của Đại đao thời cổ đại khoảng 10 cân( 5kg) trở lên, trọng lượng không giống nhau, thời nay Đại đao dùng để biểu diễn và luyện tập nặng khoảng 8 cân (4 kg).

Bài biểu diễn Nhật Nguyệt Đại Đao:

https://www.youtube.com/watch?v=IKQH-Y88vOM

Phác Đao:

00

Còn có tên gọi khác là “ Song Tử Đái”, “ Thái Bình Đao”. Là loại khí giới dài trong võ thuật, thuộc vào một trong số binh khí dài thời cổ đại. Nhìn bề ngoài giống như đơn đao, nhưng Thân đao thì dài hơn Thân đao của Đơn đao, cán đao thì lại ngắn hơn cán đao của Đại đao. Tổng chiều dài khoảng 1,3 m, trọng lượng khoảng 6 cân (3kg). Thân đao gồm: mũi đao, sống đao, đao bàn. Cán đao được chia làm 3 đoạn ‘ trước- giữa-sau’, phía cuối cán đao( đầu đao) có gắn vòng tròn bằng sắt, gọi “ hưởng hoàn” ( vòng kêu) . Phác đao là sự kết hợp giữa Đại đao, Côn và Thương vừa có thể đâm, chém, nện, được cho là có khởi nguồn từ Thiếu Lâm:

Song Đao:

Một trong số song khí giới dùng trong võ thuật, thuộc về loại  song binh khí thời cổ đại. Hộ thủ bàn ( Đao bàn) là nửa hình tròn, song đao hợp bích có thể đút vừa vào vỏ đao, khi đó đao bàn sẽ có hình tròn, thực ra kết cấu của nó giống hệt như đơn đao.

Bài biểu diễn song đao:

Nguyễn Hùng Thái