3 nguyên tắc cơ bản khi tập xoạc – ép dẻo

Xoạc chân – ép dẻo luôn là một trong những “cực hình” đáng sợ nhất của dân võ. Không chỉ gây ra những cơn đau dai dẳng, việc tập xoạc còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương nếu như không được thực hiện đúng bài bản.

Bí quyết chiến thắng trước đối thủ có chiều cao vượt trội

Bí quyết vượt khó cho người mới tập pullup (hít xà)

Sau đây là một số nguyên tắc quan trọng khi tập xoạc:

Nguyên tắc thứ nhất: Giữ lưng luôn thẳng và phẳng.

Nguyên tắc thứ hai: Tập trung vào vùng thư giãn kéo dài cơ bắp.

Nguyên tắc thứ ba: Điều tức – điều hòa nhịp thở thật tốt – để dẫn khí (ở đây là dưỡng khí hay oxygene). Khi hơi thở điều phối tốt sẽ đưa được lượng dưỡng khí oxy tối đa vào máu rồi vào cơ bắp. Dưỡng khí giúp bắp thịt thư giãn tốt hơn.

Khi tập luyện thư giãn đàn hồi cơ bắp bằng phương pháp xoạc chân, chúng ta nên nhớ phải đặc biệt chú ý vào vùng háng, hông trên đùi. Độ mềm dẻo nhu nhuyễn ở các cơ phận này rất quan trọng và cần thiết cho các hoạt động chân tay, nghĩa là cho đòn đá và cú đấm. Ngay cả trong nhiều môn thể thao – như bóng chày chẳng hạn – khi ném banh, lực cũng xuất phát từ hông.

Độ mềm dẻo giúp ta tăng tốc độ, và từ tăng tốc độ sẽ phát sinh gia tăng sức mạnh của đòn đánh (kình lực). Khi tập xoạc chân uốn người, cơ bắp được kéo dài và đàn hồi, phần bắp thịt trên đùi, hông, háng không chỉ đơn thuần được kéo dài mà còn mạnh mẽ và dẻo dai chịu đựng, điều này giúp ta tung đòn sấm sét hơn và rút đòn (thu chiêu) mau lẹ hơn.

Hãy tập luyện kiên trì từ tốn và đúng phương pháp, dù hình thái sinh thể (morphologie) ra sao, trình độ thế nào bạn cũng sẽ tiến bộ và hoàn thiện. Hãy chiêm nghiệm hiệu quả tập luyện từng tháng một. Nếu rèn luyện chuyên cần đều đặn, sau vài tháng bạn thử tung một đòn đá ngang đơn giản – ngọn Bàng long cước chẳng hạn – chắc bạn sẽ thích thú thấy độ cao khác, kình lực cước pháp mạnh hẳn lên và mức thăng bằng vững chắc hơn.

Phạm Vũ