Sức mạnh của những đòn đạp tống

Nếu xét về bản năng của loài người thì những đòn đạp tống chính là đòn thế tự nhiên và hiệu quả nhất.

Tuyệt kỹ mỗi ngày – 3 cách phản đòn đấm

Mỗi ngày một tuyệt kỹ cùng với Anthony Pettis

Trước hết, cần hiểu rằng những đòn đá (tiếp xúc bằng mu bàn chân, ống quyền) cần được luyện tập rất nhiều. Các xương bàn chân, cổ chân, ống quyền, cũng như phần da, khớp ở đây cần chịu đựng được va chạm của chính cú đá gây nên. Tư thế cũng đòn đá cũng cần được rèn luyện cẩn thận và bài bản để có thể “bùng nổ” được toàn bộ uy lực mà con người có thể gây nên trên những cú đá, tránh các chấn thương như giãn – đứt dây chằng vì sai chân trụ, cũng như cải thiện tốc độ của những đòn đá. Có thể nói, những cú đá kiểu này là sản phẩm của tiến trình hình thành kinh nghiệm võ thuật nhân loại sau một thời gian rất dài.

Thế nhưng, những cú đạp lại là sản phẩm của chính bản năng con người, của chính những gì mà một người không tập luyện võ thuật cũng thực hiện hằng ngày, đó là đi đứng, chạy nhảy. Động tác duỗi thẳng chân ra với sự co giãn của các nhóm cơ cẳng chân, đùi, mông… chính là những gì gần gũi nhất với hoạt động thường ngày của đôi chân. Bạn có thể tập những cú đá vòng cầu, đá chẻ vài chục phút một ngày. Nhưng sự thật chỉ cần bạn đứng dậy và bước đi thì bạn – một phần nào đó – đã tập luyện cú đạp rồi. Một người bình thường với cân nặng 80kg hoàn toàn có thể nhảy lò cò bằng 1 chân. Bạn nghĩ cú đạp bản năng của con người bình thường sẽ mạnh như thế nào?

Nhiều bằng chứng sử học cho rằng đòn đạp tống chính là một trong những tài sản võ thuật đầu tiên của con người, bên cạnh vật và các đòn đấm. Qua thời gian, các đòn đạp tống được cải thiện dần (dần dần có thể thực hiện các mục tiêu cao hơn nhờ tập xoạc dẻo), cải thiện uy lực do các chi tiết nhỏ như xoay hông, thời điểm duỗi chân.

Một bức họa trên gốm sứ cổ miêu tả một cú bắt chân trong bộ môn Pankaration - môn võ có niên đại khoảng 3000 năm tuổi (hoặc hơn). Theo những gì bức vẽ thể hiện thì đây là một cú đạp - không phải cú đá. Và đây cũng là một trong những tài liệu sử học cổ xưa nhất của loài người về những đòn chân trong võ thuật.
Một bức họa trên gốm sứ cổ miêu tả một thế bắt chân trong bộ môn Pankration – môn võ có niên đại khoảng 3000 năm tuổi (hoặc hơn). Theo những gì bức vẽ thể hiện thì đây là một cú đạp – không phải cú đá. Và đây cũng là một trong những tài liệu sử học cổ xưa nhất của loài người về những đòn chân trong võ thuật.

Trong võ thuật, việc một đòn thế “mạnh” hay “hiệu quả” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm, thói quen và khả năng của người võ sĩ. Tuy nhiên, nếu xét về bản năng loài người, về những người tạo hóa đã cho sẵn trong chính cơ thể loài người, thì cú đạp tống chính là “vua”. Cho đến ngày nay, những cú đạp tống vẫn xuất hiện trong rất nhiều môn võ, và vì sự gần gũi với các hoạt động bình thường của con người cho nên những cú đạp này thường là những bài tập đầu tiên cho các võ sinh mới.

Đạp tống ngang (Side Kick)

Nhiều nhà nghiên cứu võ thuật cho rằng cú đạp tống ngang là sự kết hợp giữa cú đạp bản năng con người với các kiến thức võ thuật sơ khai, giúp cú đạp phát huy uy lực tốn hơn, cũng như khả năng trụ vững tốt hơn – dù nó đã không còn mang hình ảnh của những cú đạp bản năng.

Video cách thực hiện đòn đạp tống ngang (Side Kick)

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70632″]

Những cú đạp tống ngang trên sàn MMA và Muay Thái

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70633″]

Đạp tống trước (Push kick)

Vâng, đây chính là hình ảnh gần gũi nhất của những cú đá “bản năng” – không trải qua bất cứ luyện tập nào cả. Ở những người chưa từng tập luyện võ thuật, họ vẫn thường xuyên sử dụng cú đá này khi “hữu sự”. Thông qua luyện tập võ thuật nghiêm túc, bài bản, những cú pusk kick càng trở nên lợi hại nhờ tính nhanh gọn và hiệu quả. Một trong những môn võ sử dụng cú đá này là sở trường chính là Muay Thái. Với khả năng sát thương tuy không thể xếp hàng top đầu, nhưng cú Push kick là thứ vũ khí hết sức khó chịu khi có thể dùng để giữ khoảng cách với đốn thủ, chống lại “nhiệt” của những đối thủ quá liều lĩnh càn lướt.

Cách thực hiện đòn đạp tống trước (Front Push Kick)

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70637″]

Front kick – Một cú đá “lai” giữa động tác đạp bản năng của con người và một số cải tiến. Cú đá này vừa mang hơi hướng “đạp”, nhưng đã mất đi yếu tố “đẩy” mà thay vào đó sử dụng tốc độ và sự chính xác để gây sát thương cao hơn, thậm chí có thể “đánh cánh” vào vùng mặt của đối thủ, để lại một giấc ngủ mà chúng ta vẫn quen gọi: Knock Out!

[jwplayer player=”1″ mediaid=”70636″]

Hồ Võ