Tập võ, đừng bỏ quên cơ thang

Cơ thang (trapezius, hay còn được gọi tắt là traps) là một trong những nhóm cơ rất ít được nhắc đến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng  đây chính là một trong những nhóm cơ quan trọng nhất trong võ thuật.

6 lời khuyên để lịch tập thể hình của bạn hiệu quả hơn

5 lời khuyên hữu ích để xây dựng một cơ thể săn chắc

Cơ thang là cơ to nhất vùng sau, từ đường cong chăm trên, ụ chăm ngoài, các mỏm gai đất sống cổ kéo dài đến DX tới bám vào phía ngoài xương đòn, mỏm cùng vai, sống vai và cơ thang che phủ tất cả các cơ vùng gáy, một phần phía trên của lưng.

Được hình thành từ các cử động cường độ cao của vai, cơ thang trở thành một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của người tập luyện võ thuật. Thậm chí, các HLV võ thuật chuyên nghiệp còn cho rằng họ có thể “nhìn” thấy trình độ của người tập luyện dựa vào các điểm sau đây: cổ tay, cơ thang, cơ bụng và cơ liên sườn.

Cơ thang trái (phần màu đỏ).

Khoan kể đến các đòn đấm (Boxing, Karate, Muay Thái…) các đòn quăng quật (Judo, Wrestling…) hay níu giữ (Jiujitsu, Judo…), chỉ riêng việc các võ sĩ phải liên tục giữ tay giơ lên ở trước ngực cũng khiến cơ thang của họ phát triển nhiều hơn người bình thường.

Cơ thang chắc khỏe cũng giúp người tập luyện võ thuật cố định được xương bả vai, hạn chế các chấn thương như trật khớp vai hay hội chứng “chim xệ cánh” – tình trạng thường xảy ra ở những người có cấu trúc vai yếu nhưng thường xuyên tung đòn tay quá mạnh.

Nếu đang tập luyện võ thuật, hãy chú ý đến cơ thang của mình. Đó là một trong những điểm đáng tự hào nhất trên cơ thể đậm chất võ thuật của bạn. Ngược lại, nếu cảm thấy cơ thang của mình quá yếu, hãy cẩn thận! Chấn thương đang đợi bạn.

Video clip: Một số bài tập tương cường cơ thang

Phạm Vũ