Bạch lạp – loại gỗ “trời cho” để làm binh khí võ thuật

Bạn đã bao giờ để ý đến những cây thương, côn, cung tên dẻo dai và đầy tính thẩm mỹ trong điện ảnh Trung Hoa? Những loại vũ khí này đều được làm từ gỗ Bạch Lạp – loại gỗ được mệnh danh “trời sinh” cho võ thuật.

Tinh hoa võ Việt: Cuốc, chổi, xẻng cũng là binh khí

Kiếm – binh khí mang khí giới ngắn trong võ thuật

Là loại cây mọc tự nhiên trải dài khắp các miền biển Á Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… cây Bạch Lạp có hàng ngàn năm “trui rèn” trong những điều kiện khắc nghiệt nhất, bất kể là gió mạnh uốn bẻ từ ngày năm này sang tháng khác hay ngày đêm chống chịu hơi ẩm của miền biển. Ngoài ra cây Bạch Lạp còn được tìm thấy ở các vùng biển Bắc Mỹ, châu Phi, châu Âu.

20160310_a51b2fb88bf95a02b748684854a5bbe5_1457601435

Bạch Lạp có những tính chất mà không có bất cứ loại gỗ nào có được: cứng nhưng không giòn, mềm nhưng không gãy, có thể uốn cong 180 độ, mật độ sợi gỗ dày, dẻo dai khi khô ráo, không trương phình biến dạng khi ẩm ướt. Đặc biệt gỗ Bạch Lạp khi dùng sẽ tự tiết ra một lớp sáp, càng dùng càng bóng.

Bạch lạp, loại gỗ "trời cho" để làm binh khí võ thuật
Bạch lạp, loại gỗ “trời cho” để làm binh khí võ thuật

Gỗ Bạch Lạp sau khi được gia công sẽ tạo ra những phôi gỗ thẳng tắp, tròn đẹp, trắng như tuyết và có độ bám dính. Hiện ở Việt Nam, binh khí võ thuật chủ yếu được làm bằng song và gỗ thường vì rẻ hơn; nhưng những võ sinh, võ sư khó tính vẫn luôn tìm gỗ Bạch Lạp để chế tác binh khí. Dù giá thành cao hơn, gỗ Bạch Lạp tại Việt Nam vẫn luôn “cháy hàng” vì các đặc tính cần có trong binh khí võ thuật:

1) Độ cứng, dẻo dai và khả năng hấp thụ, phát lực: Cực chuẩn. Cây song thuộc họ mây, thân thuộc dạng sợi mềm nên có tính dẻo nhưng khả năng uốn phát lực kém, nếu dùng làm một cây trường thương hoặc trường côn sẽ khiến người tập có cảm giác mềm oặt, khó điều khiển, lực phát ra không chính xác.

Bạch lạp có thớ gỗ tương đối dày, vừa tăng khả năng chịu lực, vừa giúp bám dính tốt hơn.
Bạch lạp có thớ gỗ tương đối dày, vừa tăng khả năng chịu lực, vừa giúp bám dính tốt hơn

2) Tính thẩm mỹ: Bề mặt song gồ ghề, nhiều nốt khuyết, đường kính nhỏ, cong, không thể trang trí. Gỗ Bạch Lạp ngoài vẻ đẹp sẵn có còn có thể dễ dàng chạm khắc, sơn vẽ, tạo nên những binh khí có đặc điểm riêng biệt..

3) Độ bám dính: Khác với song và mây vốn bóng, trơn, Bạch Lạp có độ bám dính rất cao nhờ vân gỗ tự nhiên dày, rõ. Cần nói thêm rằng độ bám dính là một trong những tiêu chí lớn để đánh giá chất lượng binh khí võ thuật, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi triển kỹ thuật.

Phạm Vũ

*****