Vì sao người quân tử thường ít tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Quân tử và tiểu nhân là hai dạng người đối lập luôn tồn tại trong xã hội. Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có những lúc va chạm lẫn nhau. Nhưng mỗi người sẽ có cách xử sự riêng của mình.

Ngày ấy – bây giờ của dàn sao Tây Du Ký sau 30 năm
Vua Lê Thánh Tông gặp siêu trộm và bài học về sự liêm chính.

NGƯỜI QUÂN TỬ CHÚ TRỌNG TU TÂM TÍNH NÊN KHÔNG TRANH CÃI

Trong cuộc sống có đủ các dạng người, nhưng đối với người hiểu bạn thì bạn căn bản không cần phải giải thích quá nhiều. Nhưng đối với người không hiểu bạn, hay cố ý công kích thì cho dù bạn có giải thích như thế nào đi nữa cũng chỉ là phí công vô ích.

1

Người có trí huệ sẽ chú trọng tu dưỡng tâm tính bên trong, do đó họ có thể tẩy tịnh được tâm linh của mình. Trái lại người ngu ngốc thường sẽ theo đuổi việc thể hiện bề ngoài cho nên tùy tiện làm vấy bẩn tâm hồn của mình. Người chủ động nhận sai, nhận lỗi thì tâm tính sẽ càng ngày càng bình thản, tĩnh lặng.

Người luôn tranh giành, cãi lý thì tâm tình sẽ càng ngày càng trở nên phiền muộn, khó chịu. Lâu dần, người tranh lý sẽ từ tâm mà sinh ra trăm bệnh. Trái lại, người không tranh, tâm tình trong sạch, tĩnh tại thì thể xác và tinh thần đều yên vui.

2

Kỳ thực, người thật tâm tu luyện sẽ hiểu được chân lý của trời và đất, hiểu được chân tướng của vũ trụ, biết “thiện ác có báo” là thiên lý, ngay cả khi ở một mình cũng không dám làm điều xấu. Họ nhận ra lỗi thì vui vẻ sửa chữa, không có lỗi thì tĩnh tâm xét lại mình.

Họ không màng danh lợi thì sẽ không vì danh lợi mà mệt mỏi. Những người như thế, cho dù bị tiểu nhân nhục mạ, nói lời không thật để bôi nhọ thì vẫn thản nhiên tiế p nhận, trong lòng luôn tràn đầy ánh sáng.

NGƯỜI QUÂN TỬ HIỂU RẰNG: TRANH CÃI VỚI NGƯỜI KHÔNG CÙNG CẢNH GIỚI CHỈ LÀ PHÍ CÔNG VÔ ÍCH

Tương truyền, Khổng Tử có một học trò thường ngày rất thích cùng người khác tranh luận. Một hôm, người học trò này đến hỏi thăm Khổng Tử thì gặp một người mặc quần áo xanh biếc đang đứng ở cổng nhà Khổng Tử.

4

Người khách này ngăn vị học trò  kia lại và nói: “Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc phải cao lắm. Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.”

Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát rồi nói: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa!”

Người khách kia cãi lại: “Sai! Có ba mùa!”

Vị đệ tử này cảm thấy thực sự là kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”

Đúng lúc hai người tranh luận mãi không ngớt thì Khổng Tử đi ra. Vị khách kia hỏi: “Thánh nhân! Ngài hãy phân xử xem, một năm rốt cuộc là có mấy mùa?”

Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”

Vị khách vô cùng vui vẻ, đòi học trò của Khổng Tử bái lạy xong rồi mới bước đi. Vị đệ tử này khó hiểu hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”

Khổng thánh nhân trả lời: “Con không thấy người kia sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con cùng với nó tranh luận chẳng phải là không bao giờ có kết thúc sao?” Vị đệ tử ấy lúc này mới bừng tỉnh đại ngộ, bái tạ lời dạy bảo của Khổng Tử .

5

Câu chuyện xưa nói cho chúng ta một đạo lý rằng, cảnh giới tư tưởng của mỗi người là không giống nhau, đều có lập trường riêng trong việc đối đãi với sự vật, sự việc, mỗi người đều có một nhận định của riêng mình. Nếu như, một người cứ mãi tranh luận với một người khác không có cùng cảnh giới thì chỉ là uổng phí sức lực.

Cái ngu xuẩn của tiểu nhân chính là mệt mỏi vì danh lợi, lại yêu thích việc khăng khăng tranh luận cao thấp với người khác. Còn cái đạo của người quân tử là làm mà không tranh.

6

Nếu như gặp một người không có giáo dưỡng mà lại thích tranh giành thì phải làm sao hóa giải? Chỉ có “nhẫn” mới là cách tốt nhất để hóa giải. Bậc trí giả có thể “nhẫn, lui” mà chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành vui. Thời cổ, người quân tử chỉ sợ vô đạo chứ không sợ nghèo. Người ngỗ ngược trong thế gian tranh lý, trái lương tâm cưỡng cầu thì phúc tất sẽ chuyển thành họa, biến vui thành khổ.

V.Đ