Cuộc đời của Sư tổ Vĩnh Xuân Việt Nam Nguyễn Tế Vân – Nguyễn Tế Công

tecong1
Nguyễn Tế Vân (Yuen Chai Wan) sinh năm 1877 tại Quảng Đông, được phó thác sứ mệnh là Tổ sư Vịnh Xuân tại Việt Nam. Nguyễn Tế Vân được gia đình gửi đến học tại một người quen của gia đình là Vua Vịnh Xuân Lương Tán. Chàng thanh niên bắt đầu con đường sống tại nơi ở của Vua Vịnh Xuân.  Chàng được học cùng Lương Xuân và Lương Bích và các môn sinh khác. Ngày qua ngày, chàng thanh niên trưởng thành cùng trình độ võ thuật. Khi đã hoàn toàn trưởng thành và đã đạt tới trình độ võ nghệ cao, chàng tham gia chống giặc ngoại xâm và triều đại Nhà Thanh Mãn Châu.
Nhận thấy những khả năng đặc biêt của học trò, sư phụ Lương Tán khuyến khích chàng tham gia phong trào giải phóng Trung Hoa khỏi ngoại xâm và ách thống trị độc đoán của triều đại Nhà Thanh Mãn Châu.  Khi Nguyễn Tế Vân trở thành một con người chín chắn, chàng quyết định đi tới miền Nam Trung Hoa. Trước khi ly biệt, sư phụ đã căn dặn môn sinh yêu quý của mình nhiều điều, mong muốn chàng tiếp tục hoàn thiện trình độ võ nghệ, phát triển Vĩnh Xuân tại nơi sinh sống và đã truyền giáo cho chàng những miếng võ bí truyền của Vịnh Xuân và những miếng võ và kinh nghiệm của riêng mình chỉ dành cho những môn sinh xứng đáng được tiếp cận với bí truyền của môn phái.
tecong2
Nguyễn Tế Vân đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa  1906-1908, 1910, 1911. Từ đó tiếng tăm về võ nghệ và trình độ quân sự của chàng bắt đầu nổi lên.
Tháng 10 năm 1911, tất cả các địa phương miền Nam và miền Trung Trung Hoa đã đứng dậy khởi nghĩa, và ngày 12/2/1912 vị vua nhỏ tuổi Phổ Nghi đã ra chiếu chỉ xóa bỏ triều đại Nhà Thanh. Tôn Dật Tiên lên nắm chính quyền và trở thành Tổng Thống, sau đó chuyển giao quyền lực cho Viên Thế Khải. Như vậy vào năm 35 tuổi Viên Thế Khải trở thành bằng chứng sống về thời đại cuối cùng của Triều đình Mãn Thanh – triều đại hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa.
Sau khi triều đại nhà Thanh bị xóa bỏ, Nguyễn Tế Vân vẫn tiếp tục theo đuổi con đường võ thuật và tham gia vào cuộc kháng chiến chống can thiệp của các nước châu Âu và Nhật Bản. Chàng hoạt động bí mật dưới sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch và đã chứng kiến rất nhiều điều. Nguyễn Tế Vân đã tham gia vào cuộc nội chiến 1924-1927, đã được chứng kiến đói khổ, bệnh tật, chết chóc của bạn bè , đã chứng kiến cả cuộc nội chiến thứ hai vào các năm 1927-1936. Lúc đó vào tuổi 59, Nguyễn Tế Vân đã trở thành một quan võ rất tiếng tăm.
Nguyễn Tế Vân không ngừng rèn luyện thể xác và tinh thần khi luyện tập Vịnh Xuân. Ông còn có các môn sinh rất chăm chỉ. Có một thời Diệp Vấn cũng theo học ông, Trần Hoa Thuận và Lương Bích. Về sau, Diệp Vấn trở thành chưởng môn chi phái Vịnh Xuân quyền Hồng Kông.
Khi 59 tuổi Nguyễn Tế Vân quyết định từ quan và sống một cuộc sống yên bình để tập trung nghiên cứu Vịnh Xuân quyền và truyền dạy môn sinh. Năm 1936 là một năm đầy những sự kiện và biến chuyển. Khi ông từ quan, kẻ thù và những người gọi là bạn bè bắt đầu gièm pha, vu khống nhằm mục đích hạ thấp uy danh của ông.  Với bản lĩnh và kinh nghiệm của người đã từ hoạt động bí mật ông đã  thoát khỏi những kẻ «tốt bụng», sau đó ông đổi tên thành Nguyễn Tế Công và rời bỏ đất nước Trung Hoa.
Với sự giúp sức của môn sinh, năm 1936 chưởng môn đã rời bỏ tổ quốc trên một chiếc thuyền buôn và đến cảng Hải Phòng. Từ nơi cư ngụ mới, ông luôn theo rỗi các sự kiện ở Trung Hoa và mong chờ  một sự biến đổi, nhưng những tin tức ông nhận được từ Diêu tài, một môn sinh đồng thời là một người bạn của ông, đã làm tiêu tan mọi hy vọng trở về quê hương của ông. Và năm đó ông quyết định đến Hà Nội để định cư lâu dài. Sau khi ổn định cuộc sống mới, do tuổi đã cao nên Tế Công không muốn  có nhiều biến động nữa. Lúc đó có rất nhiều hoa kiều đã biết tiếng tăm của ông, nhiều người còn biết ông như một quan võ, là một ông lang giỏi đồng thời là một võ sư Vịnh Xuân. Tế Công và môn sinh Chen Tai được một cao niên, rất danh giá tên là Dai Li Jai có tổ tiên sống ở Việt Nam từ năm 1805 mời đến dinh thự.
tecong
Hai bên dốc bầu tâm sự, và Dai Li Jai nhận thấy Tế Công là một con người có tâm hồn thanh cao và uy đức nên đã ra sức thuyết phục ông nhận lời dạy Vịnh Xuân cho người Hoa để gìn giữ văn hóa và truyền thống của quê hương.
Thời kỳ đó thái độ của người Việt đối với người Hoa chưa được nồng ấm, nên lúc đầu Tế Công chưa có môn sinh là người Việt. Nhưng do có nhiều gia đình danh giá trong cộng đồng người Hoa có quan hệ họ hàng với người Việt và đã có nhiều người không còn thuần là Hoa kiều nên mối quan hệ với người Việt dần dần trở nên khăng khít và  thân ái. Môn sinh Chen Tai vừa luyện tập Vịnh Xuân vừa giúp thầy của mình quen dần với cuộc sống mới và hòa nhập với các tầng lớp dân cư. Đến năm 1937, Chen Tai phải trở về Trung Hoa để giải quyết một vấn đề hệ trọng do người chú ở Thượng Hải gửi thư sang báo tin. Tế Công biết rằng có thể sẽ không được gặp môn sinh yêu quí của mình nữa, nên ông đã  truyền dạy võ nghệ cũng như kinh nghiệm sống cho Chen Tai như cha truyền dạy cho con.
Tế Công ngày càng được nhiều người dân địa phương quý mến và coi ông là một thày thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm.
Khi tiếp xúc với người dân địa phương, ông nhận thấy họ là những con người tốt bụng và dễ mến, nên ông đã bắt đầu tiếp nhận các môn sinh mới là người địa phương.
vinhxuan1
Năm 1955 ông vào Sài Gòn, sống ở Chợ Lớn và tiếp tục truyền dạy võ nghệ. Môn sinh rất yêu quý và kính trọng thày, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ thầy trong những thời khắc khó khăn của cuộc sống.
Đại sư Tế Công đã coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình và hết lòng truyền dạy Vịnh Xuân cho các môn sinh.
Năm 1960 ông qua đời ở tuổi 84, để lại ở Việt Nam một kho tàng kiến thức đồ sộ về Vịnh Xuân. Các môn sinh của ông đã gìn giữ và phát huy kho tàng kiến thức này và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đại sư Nguyễn Tế Công đã được các môn sinh suy tôn là Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam.