Đệ tử được Diệp Vấn coi trọng hơn Lý Tiểu Long

Huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long là học trò xuất sắc của Diệp Vấn, một trong những nhân vật ảnh hưởng nhất trong cộng đồng những người đam mê võ thuật. Tuy nhiên, ít người biết rằng Quách Phú mới là học trò khiến Diệp Vấn cảm thấy “nể” nhất. 

Quách Phú sinh năm 1921 tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên từ nhỏ, Quách Phú đã sớm bỏ học để làm thêm kiếm tiền.

Năm 1940, khi đang làm việc tại một tiệm kẹo ở Phật Sơn, Quách Phú phát hiện ở kế bên có “Nhất đại tông sư” Diệp Vấn đang bí mật dạy Vịnh Xuân quyền cho 6 môn đồ. Có niềm đam mê với võ thuật từ nhỏ nên Quách Phú cảm thấy rất thích thú khi hàng ngày chứng kiến Diệp Vấn dạy võ cho các đồ đệ. Lấy hết can đảm, Quách Phú tìm cách gặp và xin nhận Diệp Vấn làm sư phụ.

Nhưng Quách Phú khi ấy đã 19 tuổi, Diệp Vấn cảm thấy e ngại vì cho rằng anh đã lớn tuổi, khó có thể theo học và bắt kịp được với những học trò khác. Diệp Vấn kiên quyết không nhận Quách Phú làm đệ tử. Bị từ chối, Quách Phú không hề nản lòng và vẫn kiên trì xin bái sư ở Diệp Vấn. Cảm kích trước sự chân thành của anh, Diệp Vấn cũng đành phá lệ, thu nhận anh làm môn đồ thứ 7.

Mặc dù lớn tuổi, nhưng Quách Phú lại có tài hơn người. Diệp Vấn nhanh chóng nhìn ra điểm này ở cậu học trò mới của mình. Diệp Vấn liên tục cho Quách Phú giao đấu với những môn sinh khác ngay từ những ngày đầu anh mới vào học. Liên tục bị đánh cho “bầm dập” nhưng Quách Phú vẫn kiên trì tập luyện và sau mỗi lần giao chiến, anh đều rút ra những bài học về cách ra đòn, phản xạ, sở trường, sở đoản của từng người nhằm tìm cách khắc chế. 

Nhờ sự chịu khó của mình, Quách Phú nhanh chóng nắm vững tâm pháp Vịnh Xuân Quyền chỉ sau 3 năm theo học. Năm 1945, Phật Sơn bị sụp đổ, võ đường của Diệp Vấn cũng bị đóng cửa. Quách Phú cũng bỏ về quê. Dù khoảng cách xa xôi nhưng thỉnh thoảng Diệp Vấn vẫn vượt quản đường xa xôi để đến chỉ bảo thêm cho cậu học trò của mình.

Về sau, Diệp Vấn trao lại cuốn bí kíp “Vịnh Xuân Quyền bí bản” cho Quách Phú với mong muốn truyền y bát Vịnh Xuân Quyền cho Quách Phú. Cuống sách chứa 108 chiêu thức của bản môn và một phần trong thuật điểm huyệt gọi là “Đả mạch pháp” (loại công phu rất hiểm, chỉ những người đạt công lực thượng thừa mới sử dụng được).

Quách Phú chính là người đứng đầu trong “Thất đại đệ tử” của Diệp Vấn. Chính Diệp Vấn cũng phải thừa nhận rằng dù gia nhập sau nhưng khả năng võ thuật của Quách Phú là nổi bậc nhất.

Xem thêm: 10 triết lý kinh điển của Lý Tiểu Long

Đạt Võ