4 vũ khí huyền thoại “bách chiến bách thắng” trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam từng có nhiều vũ khí huyền thoại khiến kẻ thù kinh hồn bạc vía.

4 vũ khí quân sự của người Việt khiến thế giới khiếp đảm
Kẻ lạ mặt điểm huyệt hẹn giờ chết Lý Tiểu Long là ai?

NỎ THẦN AN DƯƠNG VƯƠNG

Câu chuyện về chiếc nỏ thần của An Dương Vương được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó trở thành một phần trong lịch sử Việt Nam.

Chiếc nỏ được làm từ chính móng vuốt của thần Kim Quy, dùng để đối phó với kẻ thù xâm lược. Truyền thuyết kể lại rằng, nhờ có nỏ thần này mà An Dương Vương đã đánh tan quân Triệu Đà xâm lược Âu Lạc.

SONY DSC
SONY DSC

Về sau, do dùng mưu kế giảng hòa, cho con trai Trọng Thủy sang làm rể Âu Lạc nhưng thực chất là muốn đánh cắp nỏ thần. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà tiếp tục đem quân tiến đánh Âu Lạc. Lần này, An Dương Vương thua trận.

2

Chiếc nỏ thần huyền thoại của An Dương Vương mỗi phát bắn ra tên bay rào rào, quân địch chết như ra, thây chất khắp nơi. Đây được xem là vũ khí gây ám ảnh nhất trong các cuộc xâm lược của giặc phương Bắc.

NGỰA SẮT THÁNH GIÓNG

Trong truyền thuyết, Thánh Gióng là người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông sống ở thời vua Hùng Vương đời thứ 6. Từ khi sinh đến lúc 3 tuổi, Thánh Gióng không biết cười, không biết nói nhưng khi nghe có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì bất ngờ cất tiếng gọi mẹ.

3

Thánh Gióng mời sứ giả vào và sai về tâu với vua rèn cho ông bộ đồ giáp sắt,ngựa sắt và roi sắt để đánh giặc. Ngựa sắt của Thánh Gióng biết phun lửa, giúp chủ nhân lao vào vạn binh mà không hề bị thương. Nhờ có vũ khí này mà Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân. Sauk hi dẹp giặc, Gióng đã phi ngựa lên đỉnh Sóc Sơn và bay về trời.

4

KIẾM THUẬN THIÊN CỦA LÊ LỢI

Câu chuyện xảy ra ở thế kỷ 15, quân Minh sang xâm lược nước ta. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn, Thanh Hóa. Do thế lực yếu nên Lê Lợi từng nhiều lần thất bại. Đức Long Quân thấy vậy nên cho ông mượn thanh Thuận Thiên Kiếm để giết giặc.

5

Thuận Thiên theo nghĩa đen là thuận theo ý trời. Nó khẳng định cho tố chất thủ lĩnh của Lê Lợi, hội tụ quần hùng trong thiên hạ để chống lại giặc Minh. Thanh kiếm không được trao thẳng tới tay Lê Lợi mà nó được chia làm hai phần: một lưỡi kiếm và một chuôi kiếm. Lưỡi kiếm được một ngư dân Thanh Hóa tên là Lê Thận kéo lên trong lúc đánh cá, trên đó có khắc sâu hai chữ “Thuận Thiên”, còn chuôi kiếm do chính Lê Lợi nhặt được trong rừng khi trốn chạy khỏi sự truy đuổi của quân Minh.

6

Nhờ có Thuận Thiên Kiếm nên Lê Lợi đánh đâu thắng đó và cuối cùng dẹp được quân Minh. Ông lên ngôi hoàng đế và lập ra nhà Lê. Trong một lần dạo chơi trên hồ Tả Vọng, có con rùa vàng ngoi lên xin vua hoàn kiếm cho Long Quân. Cũng nhờ có sự tích này mà có cái tên Hồ Hoàn Kiếm như ngày nay.

SÚNG THẦN CÔNG CỦA HỒ NGUYÊN TRỪNG

Hồ Nguyên Trừng được xem là nhà quân sự kiệt xuất dưới thời nhà Hồ. Tuy triều đại nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm nhưng cái tên Hồ Nguyên Trừng vẫn đủ khiến người đời kính phục bởi phát minh vượt thời đại của ông. Đó là súng thần công.

47

Đó là vũ khí khiến giặc ngoại xâm kinh hồn khiếp vía. Súng thần công sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức công phá lớn, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần quân địch rất cao. Cấu tạo súng thần công bao gồm: thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu. Nòng súng đúc bằng sắt hoặc đồng, đuôi súng được đúc kín có bộ phận châm ngòi.

8

Cuộc chiến chống quân Minh bị thất bại, nhà Minh bắt Hồ Nguyên Trừng phục vụ chế tạo loại súng này. Về sau, “quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”.

V.Đ