7 điều bí ẩn về Thiếu Lâm Tự không phải ai cũng biết

(VoThuat.vn) – Bạn có biết thủy tổ Thiếu Lâm là người Ấn Độ và 1 trong những vị sư danh dự nhất Thiếu Lâm là người phương Tây?

Dưới đây là 7 điều về Thiếu Lâm mà bạn chưa biết:

1. Nguồn gốc của Thiếu lâm

Thủy tổ của Thiếu Lâm Tự là Bồ đề đạt ma. Ông là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma lập ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này.

Sau đó, Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy xây dựng Thiếu Lâm Tự ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Tung Sơn, một trong các ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc.

2. Thiếu Lâm Tự không phải là dòng tu duy nhất có võ thuật

Thực tế ngoài Thiếu Lâm ở Trung Hoa, đã có nhiều nơi các tăng lữ được dạy kỹ thuật chiến đấu. Ví dụ như các Sadhu ( tăng lữ tu theo kiểu khuất thực) ban đầu khi được lập ra đã được dạy kỹ năng chiến đấu mạnh mẽ (đặc biệt dưới thời Mughal). Họ là 1 trong những công cụ chiến đấu tranh giành lãnh thổ mạnh mẽ nhất thời đó.

Hay dòng Bool Kyo Mu Sool của Hàn Quốc, những tăng lữ ở Triều Tiên, là 1 trong những người đấu tranh mạnh mẽ nhất khi lãnh thổ gặp lâm nguy. Ngoài ra còn có dòng Sohei của Nhật hay các dòng khác của Tây Tạng. Có thể nói nếu nói về kỹ năng chiến đấu và những công lao cho đất nước thì những dòng khác cũng không cạnh gì Thiếu Lâm.

3. Kungfu và võ thuật

Có lẽ nhiều người lầm tưởng Kungfu xuất thân từ Thiếu Lâm. Điều đó sai hoàn toàn. Theo nhiều nhà sử học, thực ra các nhà sư Thiếu Lâm không phải như phim ảnh, có võ công bí truyền hay những kỹ năng chiến đấu đặc sắc; họ vốn dĩ kỹ năng chỉ ngang với những binh lính thông thường mà có lẽ là yếu hơn nữa. Và võ thuật của họ chỉ thật sự phát triển vào khoảng thế kỷ 14, họ kết hợp các loại công phu và võ thuật khác với nhau. Còn võ kungfu thì có trước rất lâu trước khi Thiếu Lâm Tự ra đời.

4. Giúp vua đoạt giang sơn

Vào thời nhà Tùy, Thiếu Lâm đã trở thành 1 tôn giáo rất được ưa chuộng và thậm chí họ được nhận nhiều ân sủng của vua Tùy Dạng Đế. Tuy nhiên sau đó, thời kỳ rối ren của nhà Tùy bắt đầu, những gia đình quyền lực đã nổi lên và muốn giành chính quyền và nội chiến diễn ra rất dữ dội.

Sau đó Vũ Văn Hóa Cập đã phản lại vua và chiếm chính quyền và lấy đi tất cả những ân sủng của Tùy Dạng Đế dành cho Thiếu Lâm như lấy lại đất, phá hủy chùa để xây dựng quân đội và thực hiện nhiều chính sách tàn ác với dân chúng và giới Tăng Lữ.Vì không chịu nổi áp bức, các nhà sư đã quy thuận Lý Uyên và giúp ông tấn công Lạc Dương thu phục được giang sơn.

5. Truyền thuyết kinh dị về Thiếu Lâm Tự

Truyên thuyết kể rằng sau khi vào Trung Quốc truyền bá Phật giáo và lập ra Thiếu Lâm, Bồ Đề Đạt Ma đã quyết định tịnh tu ở trong 1 hang động gần ngôi chùa này. Ở đây ông đã ngồi liên tục 9 năm cạnh 1 phiến đá, không ăn không uống không ngủ. Tuy nhiên, vào năm thứ 9, ông đã ngủ gật và để tự kỷ luật mình, ông đã cắt đi mí mắt của mình.

Sau đó, nơi ông cắt mí mắt đã mọc ra 1 cây trà. Theo tương truyền vì vùng ông tu gần 1 vườn trà nên bụi trà sau khi thu hoạch đã bay khắp nơi, trong đó có hang động và rơi vào mí mắt ông, giúp ông tỉnh suốt nhiều năm liền.

6. Cuộc chiến sinh tử giữa hải tặc và các nhà sư

Vào khoảng thề kỷ 13, “giặc lùn” hay còn gọi là Uy Khấu mọc lên khắp nơi, hoàng hành bá đạo làm nhân dân các cùng biển châu Á phải lầm than. Đỉnh điểm là vào thế kỷ 15, hải tặc Nhật (giặc lùn) hợp tác với hải tặc Trung Hoa bành trướng thế lực, hoạt động dọc suốt vùng biển Đông Á, thậm chí còn ngược sông lớn lên lục địa như tại sông Dương Tử.

Hậu quả là trong thời gian này, hàng trăm người đã chết, hàng ngàn người mất nhà cửa, cướp bóc hoàng hành mà triều đình thì hủ lậu. Vì thấy cảnh bi thảm trước mắt, triều đình nhà Minh cử 120 vị tăng sư được đào tạo những kỹ năng chiến đấu bài bản đi tiêu diệt hải tặc. Sau thời gian dài bất phân thắng bại, cuối cùng 120 vị sư này đã chiến thắng bọn hải tặc giúp dân giúp nước. Tuy nhiên trong cuộc chiến này, họ đã dùng võ công đã học giết rất nhiều người, thậm chí cả gia đình vợ con của những tên hải tặc.

7. Những dấu nhang trên đầu các nhà sư

Hẳn những bạn mê phim Trung Quốc không lạ gì những dấu chấm tròn hay còn gọi là Jieba trên đầu các nhà sư Thiếu Lâm. Mỗi dấu tượng trưng cho 1 điều luật cơ bản mà nhà sư phải tuân theo và nếu đủ 9 chấm đồng nghĩ là họ đã tốt nghiệp những bài học cơ bản về Phật giáo của mình.

Có 1 thời gian tập tục này đã bị cấm, cho đến 2007, tập tục này đã được bắt đầu lại và chỉ giới hạn cho 100 người có công đức lớn nhất mới được có được những dấu Jieba này. Tuy nhiên đến hôm nay chỉ có 43 người được công nhận và trong đó có 1 người phương Tây.

Theo Ohay