Hai lời tiên tri sấm truyền “chuẩn không cần chỉnh” của Gia Cát Lượng

Một trong những điều khiến người đời kính phục Gia Cát Lượng đó chính là tiên đoán như thần, chính xác đến từng chi tiết.

Vị cao nhân bí ẩn khiến Gia Cát Lượng cúi đầu nhận thua
Vì sao Khổng Minh Gia Cát Lượng chỉ sống được 54 tuổi?

Khổng Minh Gia Cát Lượng được xem là vị quân sư tài ba bậc nhất thời Tam Quốc, tài năng của ông được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông đem tài năng của mình ra phò trợ cho Lưu Bị và Thục Hán. Tuy nhiên, khi thiên hạ chưa thống nhất thì ông đã qua đời ở tuổi 54. Những giai thoại về Khổng Minh được người đời ca tụng rất nhiều và một trong số đó chính là việc tiên đoán như thần.

MỞ ĐƯỜNG CHO LƯU BÁ ÔN

Câu chuyện đầu tiên có thể kể đến đó chính là kế dẫn đường cho Lưu Bá Ôn. Lưu Bá Ôn (1311 – 1375) là công thần thời nhà Minh, một nhân vật tài ba lỗi lạc dưới thời Chu Nguyên Chương. Tương truyền, trong một lần xuất chinh tấn công kẻ thù, Lưu Bá Ôn bị lạc vào trong hang núi. Tình cờ, ông gặp được một tấm bia đá, trên đó có khăc chữ “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”, phía dưới có dòng chữ đề “Gia Cát Lượng thủ bút”. Dòng chữ đó có thể hiểu nôm na rằng Gia Cát Lượng chính là quân sự tài giỏi nhất vạn đời nhưng Lưu Bá Ôn mới là người có thể thống nhất giang sơn.

Sau tấm bia còn có bản đồ chi tiết chỉ dẫn đường ra khỏi hang. Lưu Bá Ôn lần theo bản đồ ấy, cuối cùng cũng thoát khỏi được hang sâu, bảo toàn mạng sống để sau này phụng sự đắc lực cho Chu Nguyên Chương, kiến lập ra triều Minh.

CỨU SỐNG TƯ MÃ VIÊM

Câu chuyện thứ hai kể rằng, trước khi mất Gia Cát Lượng dặn dò con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”. 

gia-cat-luong

Sau khi ông qua đời, Tư Mã Viêm lên ngôi hoàng đế. Nghe tin trong số quan quân triều đình có viên tướng quân là hậu thế của Gia Cát Lượng, Viêm bèn nghĩ cách trừng trị người này.

Một hôm, Tư Mã Viêm tìm cớ định tội chết cho viên tướng nhà Gia Cát. Trên Kim điện, Viêm cất lời hỏi: “Trước khi chết, tổ phụ nhà ngươi đã nói những gì?”.

Kẻ “tội đồ” bèn thật thà truyền đạt tới vua lời dặn của Gia Cát Lượng. Nghe thấy vậy, Tư Mã Viêm bèn ra lệnh cho quân lính dỡ nhà, lấy bọc giấy ra xem. Bên trong chỉ có một phong thư kín, phía trên viết rằng: “Ngộ hoàng nhi khai” (nghĩa là Đúng hoàng thượng mới mở ra xem).

Đám binh sĩ bèn dâng thư lên vua. Trong thư có mấy chữ: “Xin lùi ba bước”. Tư Mã Viêm dù nghi ngờ nhưng vẫn làm theo. Vừa đứng vững đã nghe thấy một tiếng “rầm”, chiếc xà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi, khiến bàn ghế tan tành.

Viêm trông thấy vậy mà sợ hãi lạnh người, rồi lại xem tiếp những dòng ở cuối thư: “Ta cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng sống của con cháu ta”. Xem xong thư, Tư Mã Viêm thầm thán phục tài tiên đoán như thần của Gia Cát Khổng Minh rồi ra lệnh phục nguyên chức cho vị tướng quân này.

Bát trận đồ của Gia Cát Lượng.
Bát trận đồ của Gia Cát Lượng.

Trên đây chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện nói về mưu lược hơn người của vị quân sư nhà Thục Hán. Những kế sách của Khổng Minh như gãy đàn đánh đuổi 15 vạn binh Tư Mã Ý, dùng thuyền cỏ lấy tên ở Xích Bích, phát minh ra bánh màn thầu, xe gỗ để chở lương thực.. đã trở thành kinh điển. Đó là minh chứng rõ nhất cho tài năng của Gia Cát Lượng.

V.Đ – Tổng hợp