Sức mạnh khủng khiếp của Hàng Long Thập Bát Chưởng trong Kim Dung

Hàng Long Thập Bát Chưởng là một trong những bộ môn võ học mà không phải cao thủ nào cũng muốn đối mặt.

Đi tìm cặp đôi sở hữu võ công “bá đạo” nhất phim Kim Dung
Những môn phái chính nghĩa luôn xuất hiện trong kiếm hiệp Kim Dung

hang-log
Hàng Long Thập Bát Chưởng là võ công nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung

Có thể nói, Hàng Long Thập Bát Chưởng là võ công nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung. Thậm chí ngay cả với những người chưa từng đọc qua truyện của ông, bộ chưởng pháp đó cũng đã được họ “nằm lòng” thông qua vô số bộ phim ảnh, lời bàn luận và câu chuyện kể. Vậy thì điều gì đã làm nên sự nổi tiếng khó tin cho pho võ công hoàn toàn hư cấu này?

Người ta vẫn thường tranh cãi xung quanh tên của bộ chưởng pháp này. Hàng Long Thập Bát Chưởng hay Giáng Long Thập Bát Chưởng? Thực chất, cả hai tên gọi đều từng được sử dụng cho bộ chưởng pháp này và sự khác biệt chỉ là do lỗi dịch thuật.

Tuy nhiên, cái tên Hàng Long Thập Bát Chưởng (18 chưởng hàng phục rồng) sẽ đúng và chính xác hơn là Giáng Long Thập Bát Chưởng (18 chưởng đánh rơi rồng). Cùng với Đả Cẩu Bổng Pháp, Hàng Long Thập Bát Chưởng chính là môn tuyệt học trấn phái của Cái Bang – bang hội hùng mạnh nhất trong thiên hạ!

Hàng long thập bát chưởng được mô tả trong loạt truyện kiếm hiệp gồm Thiên Long bát bộ và Xạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên Đồ long ký), Hàng long thập bát chưởng là một trong 2 tuyệt kỷ của Cái Bang bên cạnh “Đả cẩu bổng pháp”.

kim-dung
Bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ

Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, còn Hàng long thập bát chưởng thì chỉ có những đệ tử cái bang từ hàng 9 túi trở lên mới được truyền dạy và mỗi người chỉ được dạy một vài chiêu chứ không được học hết cả pho chưởng pháp, ngoại trừ các đồ đệ truyền nhân của bang chủ.

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Hàng long thập bát chưởng đã vang danh thiên hạ từ lâu, song đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ, và đến đời Quách Tĩnh (đồ đệ của Hồng Thất Công) thì được biết đến rộng rãi nhất.

Theo truyện Thiên long bát bộ, trước thời Hồng Thất Công một nhân vật nữa làm cho Hàng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Hàng long thập bát chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo.

Trong bản chỉnh sửa mới nhất của Thiên Long Bát Bộ, thì Hàng long thập bát chưởng mới đầu có 28 chiêu là Hàng Long nhị thập bát chưởng. Về sau Tiêu Phong nhận thấy vẫn còn thiếu uy lực, lại có nhiều chiêu lập lại nên đã bổ sung, sửa chữa, rút gọn lại, tạo thành Hàng long thập bát chưởng, đồng thời khiến uy lực của bộ chưởng pháp tăng thêm.

Cũng trong bản sửa đổi này thì Tiêu Phong còn nhờ Hư Trúc học Hàng long thập bát chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp với mục đích sau này khi Cái Bang tìm được bang chủ mới thì Hư Trúc sẽ truyền lại võ công cho người đó.

Theo Kim Dung, bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ, uy lực tùy theo người sử dụng. Những cao thủ về môn chưởng pháp này có thể kể là Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh, Gia Luật Tề, Dương Quá,cũng biết tất cả các chiêu nhưng không thể phát huy uy lực được như Tiêu Phong,Quách Tĩnh và Hồng Thất Công.

Về sau Hàng Long thập bát chưởng chỉ còn truyền lại được 12 chiêu như bang chủ Sử Hoả Long (Ỷ Thiên Đồ Long Ký) luyện nhưng không ai có được thành tựu cao, vật đổi sao dời, Hàng long thập bát chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang.Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký,một lần nữa Hàng long thập bát chưởng được Tống Thanh Thư tái xuất do Chu Chỉ Nhược đã lấy ra từ Ỷ Thiên Kiếm đưa cho Tống Thanh Thư tập để đối phó Trương Vô Kỵ.

https://www.youtube.com/watch?v=aoMLftaXQ8M

C.T