Vì sao thi đấu võ thuật đối kháng thể thao phải chia hiệp?

Trong thi đấu võ thuật đối kháng thể thao, chúng ta bắt buộc phải thi đấu theo các hiệp với thời gian đấu – nghỉ cố định. Trong nhiều môn thể thao mang tính chất đối kháng khác, yếu tố “hiệp đấu” cũng được nghiên cứu và ra quyết định một cách cẩn thận.

Vì sao Chân Tử Đan có thể thống trị làng điện ảnh võ thuật?

Vì sao võ sinh Jiujitsu có thể dễ dàng giết người đến vậy?

Vì sao chúng ta phải thi đấu theo hiệp mà không phải là thi đấu cho đến khi đuối sức hoặc phân định được kết quả.

Trong các giai thoại và tác phẩm văn học về võ thuật, chúng ta thường nghe nhắc đến những câu chuyện “hai người đấu với nhau liên tục 3 ngày 3 đêm, kể đến vài trăm hiệp”. Sức chịu đựng con người hoàn toàn không thể chịu đựng mức độ ấy, nhưng sự thật rằng trong lịch sử võ thuật đối kháng nhân loại, rất nhiều môn võ đã tồn tại thể thức thi đấu không nghỉ giữa hiệp – tức là đối kháng cho đến khi phân định được người thắng – thua.

Boxing cổ điển trước thời Jack Broughton thường thi đấu không chia hiệp.

Một trong những người đầu tiên và thành công nhất trong việc khởi xướng thi đấu theo hiệp, đó chính là người được mệnh danh “cha đẻ” của Boxing: Jack Broughton, với bộ “luật Broughton” năm 1743.

Broughton đã làm nên cả một cuộc cách mạng khi đề xuất chia các hiệp đấu ra thay vì thi đấu liền một mạch cho đến khi phân định thắng bại. Việc này giúp các võ sĩ có thời gian hồi phục thể lực, lấy lại tỉnh táo. Luật chia hiệp Broughton đề xuất không chỉ ảnh hưởng đến Boxing ngày nay, mà còn đến nhiều bộ môn võ thuật đối kháng khác nữa. Số hiệp, thời gian cho mỗi hiệp và thời gian nghỉ có nhiều thay đổi về sau, tuy nhiên Broughton vẫn là người đầu tiên đưa ra ý tưởng này.

Muay Thái ngày nay cũng chịu ảnh hưởng từ luật Broughton

Sau này, nhiều nghiên cứu hiện đại tiếp tục công nhận và củng cố các bằng chứng khoa học về “luật Broughton”. Theo đó, cơ thể con người bình thường khi hoạt động với cường độ cao (mạch trên 200 nhịp/phút) sẽ sử dụng glucogen trong cơ bắp làm năng lượng, nhưng ngược lại cơ bắp sẽ không nạp thêm glucogen. Tùy theo trình độ tập luyện mà cơ bắp sẽ cạn sạch glucogen trong từ 45s – 2 phút. Với các võ sĩ chuyên nghiệp ẳng cấp thế giới, con số này có thể đến 5 phút. Kế đến, cần có một khoảng nghỉ để cơ bắp phục hồi năng lượng. Đó chính là lý do các hiệp đấu với thời gian thi đấu và nghỉ cố định ra đời.

Trong thực tế, khi các võ sĩ “hết pin” giữa hiệp đấu, họ có thể sử dụng những thủ thuật như hạn chế tấn công, tăng khoảng cách với đối thủ để thi đấu cầm chừng, hòng giúp cơ thể hồi phục. Thế nhưng, chính khi đó các võ sĩ lại trở thành con mồi đối thủ.

Việc thi đấu với các hiệp sẽ giúp các võ sĩ có thời gian nghỉ ngơi an toàn, hồi phục cơ bắp và tiếp tục thi đấu. Nhiều người đặt câu hỏi: “Một khi hai võ sĩ đã có sự chênh lệch trình độ thì việc kéo dài trận đấu mang ý nghĩa gì?”. Sau đây là những câu trả lời:

  • Để các võ sĩ có nhiều thời gian thể hiện kỹ thuật và bản lĩnh thi đấu, giúp trọng tài có thêm cơ sở cho quyết định chấm điểm của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi hai võ sĩ có trình độ không mấy chênh lệch nhau, những trận đấu ngắn sẽ không giúp trọng tài đánh giá đúng thực lực của cả 2.
  • Tăng tính chiến thuật của thi đấu võ thuật. Cần hiểu rằng thi đấu võ thuật không chỉ là cuộc chiến của kỹ thuật và thể lực. Chiến thuật là một yếu tố quan trọng. Việc kéo dài thời gian thi đấu sẽ khiến trận đấu xảy ra nhiều trường hợp tình huống hơn. Các võ sĩ sẽ tùy vào tình trạng bản thân và đối thủ mà đề ra các chiến thuật phù hợp, từ đó thể hiện rõ bản lĩnh thi đấu.

Có thể bạn quan tâm: Võ thuật TV – Boxing Quân Khu 7: Lò đào tạo những tay đấm kiệt xuất 

[jwplayer player=”1″ mediaid=”102938″]

Y.N