Huyền thoại về “đệ nhất binh khí” Việt Nam hạ cướp bằng… đũa

Trong làng võ cổ truyền Việt Nam, có lẽ không ai qua được cố đại võ sư Trần Công về biệt tài sử dụng vô vàn các loại binh khí, trong đó bao gồm rất nhiều loại đặc dị như: tăm, đũa…

Khinh công Việt Nam vượt mặt Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc
4 quý ông “Nguyễn” làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam

Thiên hạ đệ nhất binh khí

Cố võ sư Trần Công (1920-2013) có biệt hiệu Huyền Công Đạo, chính là tổ phụ môn phái Sơn Đông Không Động Việt Nam, là cây đại thụ của làng võ thuật cổ truyền nước nhà.

Thở nhỏ, võ sư Trần Công tập luyện võ thuật từ gia đình rồi xuất dương sang Trung Quốc. Ôn gtheo học 2 môn Sơn Đông và Không Động. Nói về những tuyệt kỹ binh khí, ngoài cặp song kiếm vô địch hùng bá trên võ đài suốt bao năm, lão võ sư huyền thoại này còn làm chủ 20 binh khí và nhiều ám khí độc môn hiếm có trên đời. Kỹ thuật và khả năng chiến đấu tự vệ của võ sư như khống chế, hoá giải những loại binh khí khác được đánh giá là vô cùng lợi hại.

binh khí

Đặc biệt, lão võ sư Trần Công còn chế tạo thêm rất nhiều loại binh khí đặc dị khác mà nhiều dân trong nghề khi nhìn vào còn không thể hình dung đó là loại vũ khí gì và cách thức sử dụng chúng như thế nào. Có thể kể tới các loại như roi, lưỡi lê, song xỉ, thích, tiêu bên cạnh rất nhiều loại côn được ông biến tấu khác đi so với thông thường.

Hầu hết các loại binh khí, lão võ sư cũng đều tinh thông. Trong Đại hội Thể thao dân tộc năm 1961 tại Hà Nội, võ sư Trần Công đã giành 2 HCV về Song kiếm và Lưỡi lê. Trong thập niên 60, ông tham gia soạn thảo luật thi đấu các bài: Quyền, kiếm, roi, gậy, roi tam khúc, song xỉ, song hổ vĩ côn, thiết cương đao, trường thương…

Ở độ tuổi ngoại cửu tuần, lão võ sư Trần Công vẫn còn nhớ và có thể thi triển những chiêu thức, bài bản đặc thù như: Song hổ vĩ côn, Thiết cương đao, Thất phiến côn, Bế huyệt nga my thích, Thiết hoa côn, Điệp hổ quyền, Song thần (tương tự côn nhị khúc), Thiết cương đao, Điệp hoa côn, Tam thiết côn, Không độc kiếm, Cửu long tiên…

‘Vua ám khí’ đích thực

Cố võ sư Trần Công được giới võ thuật cổ truyền ca ngợi là bậc thầy trong việc sử dụng ám khí, bên cạnh những loại vũ khí thông thường. Ông được cho là có biệt tài biến những thứ rất đỗi bình thường trong đời sống hàng ngày như chiếc tăm, nhúm cát, cây đũa hay cây kim… trở thành vũ khí với tính chất sát thương rất cao.

binh khí

Theo cố võ sư Trần Công, điều quan trọng nhất khi dùng ám khí đó là độ chính xác. Ông khi xưa từng kể, ban đầu tập phóng tiêu, sư phụ dựng một hình nhân bằng rơm rồi bắt ông đứng cách chừng 7 – 10m để phóng tiêu. Bước đầu là phóng sao cho trúng được phần ngực của hình nhân; bước sau cao hơn, đó là phóng vào phần đầu, rồi đến phần mắt.Bài ám khí này chỉ được coi là thành công khi người tập trong tích tắc với cả chục chiếc đũa sắt trên tay, phóng trúng vào phần mắt hình nộm.

Ngoài phóng tiêu, ông còn có khả năng rất ‘dị’ khác đó là thổi tiêu. Tương truyền, với nội công thâm hậu, nên đường tiêu của lão võ sư vừa đi xa, vừa vô cùng chuẩn xác. Ống tiêu này được lão võ sư chế tạo từ trúc, gỗ, thậm chí từ thanh sắt rỗng ruột. Mũi tiêu được làm từ những cây kim mà mọi người vẫn dùng để khâu vá hàng ngày. Đầu mũi kim, ông đánh ngạnh, khi găm vào người đối phương chỉ tạo cảm giác hơi buốt. Nhưng khi đối phương rút tiêu ra, phần mũi tiêu sẽ gãy và nằm lại trong da thịt. Ám khí vô cùng lợi hại này có thể gây sát thương ở khoảng cách tới 50m. Tuy nhiên, ông chỉ dùng nó để… bắn chim hay câu cá giải khuây.

Lần duy nhất đánh cướp bằng… đũa

Mặc dù tinh thông nhiều loại binh khí và đặc biệt là những ngón ám khí lợi hại nhưng trong suốt cuộc đời hành tẩu giang hồ, chỉ duy nhất 1 lần đại cao thủ Trần Công sử dụng tuyệt kỹ ám khí, đó là khi đương đầu với toán cướp hung hãn. Số là khi đó ở khu vực chùa Thầy (Hà Tây cũ) từng có một toán cướp hoành hành rất hung hãn, cứ đêm xuống là chúng tác oai tác quái, cướp bóc ngang nhiên. Không biết cầu cứu ai, một số người dân đã tìm đến thầy trò của Trần Công.

Trước khi lên đường để ‘điều trị’ toán cướp, sư phụ đã dặn Trần Công ‘nhớ mang theo binh khí, nên nhớ đây là tên thảo khấu giết người không ghê tay’. Nghe sư phụ mình nói thế, Trần Công rất mừng ông sẽ có cơ hội để thử nghiệm võ công ám khí trước giờ chưa từng sử dụng để chiến đấu của mình.

binh khí

Khoác đôi song hổ vĩ côn ra đến cửa, như sực nhớ ra điều gì, Trần Công quay lại cầm thêm nắm đũa (được ông làm từ sắt), món ám khí mà ông tập luyện đã lâu. Đến nơi, thấy bọn cướp đang ngang nhiên quát tháo, dọa nạt người dân, Trần Công hết sức bất bình, ông lập tức xông vào can thiệp. Một tên cướp hùng hổ vác binh khí lao lên nhưng lập tức bị võ sư Trần Công phóng đũa cắm phập vào đầu gối khiến hắn quỵ xuống. Tên thủ lĩnh thấy thế giật mình lùi lại nhưng để thị uy với đàn em nên vẫn cứ xông tới. Lần này, vị cao thủ võ lâm phóng đũa hiểm hơn, sượt qua mặt, xuyên qua vành tai của hắn. Toán cướp kinh hãi, hò nhau bỏ chạy và từ đó bặt vô âm tín.

Cũng kể từ lần duy nhất đó tới tận khi từ giã cuộc đời (25/5/2013), lão võ sư Trần Công cũng chưa từng phải sử dụng tới những tuyệt kỹ ám khí thêm một lần nào nữa.

V.Đ (Tư liệu võ cổ truyền VN)