Khác biệt giữa tập cơ bắp trong võ và thể hình

Việc tập luyện cơ bắp trong võ thuật và thể hình có những khác biệt mà không phải người luyện võ nào cũng biết. Cả hai đều có mối tương quan để cùng hỗ trợ cho nhau rất tốt.

Thành Long, Hồng Kim Bảo “ít chữ nhưng lắm tiền”.
Manny Pacquiao: Từ võ đài tới chính trường.

Người luyện võ cần phải có sức mạnh trong đòn đánh, và một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh đòn đánh khá quan trọng đó chính là cơ bắp.

Vậy người tập võ sẽ tập luyện cơ bắp như thế nào ? Dĩ nhiên nó sẽ không đơn thuần như tập thể hình, tập gym. Thực ra, người học võ muốn phát triển cơ bắp thì chắc chắn phải có kiến thức về cơ bắp. Để làm được điều đó, chúng ta phải tham khảo môn thể hình vì đơn giản đây là môn nghiên cứu chuyên sâu về cơ bắp. Người tập võ cũng nên biết các khái niệm cơ bản của thể hình như: tên gọi của cơ bắp, cấu tạo của cơ bắp, các bài tập tác động tới các nhóm cơ khác nhau, và các phương pháp tập luyện để cơ bắp mạnh hơn.

Trong võ thuật, việc tập cơ bắp không giống như trong môn thể hình. Sự khác biệt quan trọng nhất đó là cách tác động tới cơ bắp của thể hình và võ thuật là hoàn toàn khác nhau.

Trong thể hình, người tập luyện thường tác động tới từng cơ riêng biệt, các bài tập mang tính cô lập cơ. Ví dụ như bài cuốn tạ tay – bicep curl chẳng hạn thì nó chỉ tác động tới cơ bicep thôi. Đây là bài tập mà dân thể hình rất hay tập, nhưng người tập võ thì hầu như không tập bài này.

Còn trong võ thuật, mỗi đòn thế được phát ra là dựa vào nhiều nhóm cơ cùng một lúc, vì vậy, người tập võ thường rất chọn lọc các bài tập luyện cơ bắp tránh tình trạng phối hợp giữa các cơ kém. Ví dụ như bài pull up, khoảng cách giữa hai tay rộng để tác động tới cơ xô – và nhiều nhóm cơ phần thân trên(đây là bài tập hỗ trợ tốt cho đòn đấm).

V.Đ (sưu tầm)