Võ thuật – “người học trò” quen thuộc của các bậc thầy điện ảnh

Gần đây, khán giả yêu điện ảnh chứng kiến những màn ra mắt ngoạn mục của những tuyệt phẩm điện ảnh võ thuật Hoa ngữ. Điều đáng nói là những tác phẩm này đều được tạo ra từ những nhà làm phim – những bậc thầy của trường phái làm phim lãng mạn.

“Mánh khóe” tự vệ nhanh gọn từ Taekwondo
Mike Tyson “thách thức” Chân Tử Đan trong trailer Diệp Vấn 3.

Cuối năm 2013, khán giả yêu điện ảnh đã có dịp thưởng thức tác phẩm The Grandmaster (Nhất đại tông sư) của đạo diễn Vương Gia Vệ (SN 1958, Hồng Kông – Trung Quốc). Câu chuyện về vị đại võ sư Diệp Vấn, chưởng môn phái Vịnh Xuân Quyền, dưới góc nhìn của Vương Gia Vệ đã mở ra cho khán giả một thế giới võ thuật Trung Hoa vừa rộng mở, vừa thâm sâu. Với thủ pháp đặc tả từng nhân vật, góc máy quay chậm, Vương Gia Vệ đã trình diễn cho khán giả những chiêu thức tuyệt đẹp của môn phái Vịnh Xuân Quyền và nhiều trường phái võ học Trung Hoa khác. Trong năm 2015, liên tiếp hai đạo diễn lớn khác của làn điện ảnh Hoa ngữ là Trần Khải Ca (SN 1952, Trung Quốc) và Hầu Hiếu Hiền (SN 1947, Đài Loan – Trung Quốc) đều “tung phim chưởng” ra rạp.

The Grandmaster (Nhất đại tông sư) của đạo diễn Vương Gia Vệ
The Grandmaster (Nhất đại tông sư) của đạo diễn Vương Gia Vệ

Tương tự như Nhất đại tông sư, bộ phim võ thuật Monk Comes Down the Mountain (Đạo sĩ hạ sơn) của Trần Khải Ca kể câu chuyện về một đạo sĩ phải xuống núi để chống chọi với nạn đói. Ở đây, vị đạo sĩ trẻ vướng vào cuộc tranh giành không dứt bí kíp võ thuật của các tông sư võ học. Cùng một thủ pháp quay chậm, các cảnh phim võ thuật đầy công phu của đạo diễn Trần Khải Ca khiến khán giả nức lòng khen ngợi.

Khác với thủ pháp làm phim phô diễn võ nghệ kết hợp với kỹ xảo điện ảnh của Vương Gia Vệ và Trần Khải Ca, đạo diễn Hầu Hiếu Hiền đã tạo nên những cảnh võ thuật nhanh, dứt khoát, thiết thực trong bộ phim The Assassin (Nhiếp ẩn nương). Với bộ phim này, Hầu Hiếu Hiền đã mang về cho mình giải thưởng danh giá tại Liên hoan phim Cannes (Pháp) năm 2015 ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc nhất.

The Assassin (Nhiếp ẩn nương)
The Assassin (Nhiếp ẩn nương)

Có một thực tế đây đều là những tác phẩm phim võ thuật đầy tâm huyết của những bậc thầy điện ảnh Hoa ngữ. Vương Gia Vệ lần đầu ra mắt khán giả một bộ phim võ thuật sau 13 năm thai nghén và sản xuất. Hầu Hiếu Hiền cũng mất 8 năm để ra mắt tác phẩm đầu tay Nhiếp ẩn nương. Riêng Trần Khải Ca – vị đạo diễn có bề dày kinh nghiệm trong một vài phim võ thuật cũng phải mất đến 3 năm để Đạo sĩ hạ sơn có thể ra mắt khán giả. Ở ngưỡng tuổi 60, những đạo diễn này đã có ngoài 30 năm làm phim.

Các tác phẩm điện ảnh của họ nổi bật ở thể loại tâm lý xã hội nhuốm màu sắc cổ điển và lãng mạn. Trong khi đó có thể nói võ thuật Trung Hoa đã gần như lột tả đầy đủ tinh túy theo suốt chiều dài lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Nếu làm không tốt có thể danh tiếng của các đạo diễn này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, huống hồ đây gần như là lần đầu tiên họ đến với thể loại phim võ thuật.

Tại sao các đạo diễn kỳ cựu của điện ảnh Hoa ngữ lại phải dày công nghiên cứu võ học để sở hữu cho mình một bộ phim võ thuật? Có thể nói, võ thuật chính là đề tài muôn thuở nhưng luôn mới mẻ đối với những vị đạo diễn đã có ngoài 30 năm tuổi nghề này. Có một đặc điểm chung giữa các nhà làm phim này đó là họ đều mượn võ thuật để triết lý về con người và xã hội. Chính vì thế trong phim, mỗi nhân vật đều mang sứ mệnh và thông điệp rõ ràng.

Đây mới chính là chủ đích mà những đạo diễn cao tay muốn hướng tới khán giả. Lời thoại vừa đặc tả nhân vật vừa phổ quát về vấn đề đạo lý và nhân sinh, đây chính là thế mạnh trong phim võ thuật của các nhà làm phim tâm lý. Thông qua võ thuật, các nhà làm phim dễ dàng xây dựng hình tượng anh hùng trong văn hóa của người phương Đông với những triết lý: “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “thời thế tạo anh hùng”… Đây cũng chính là lý do làm nên thương hiệu của dòng phim võ thuật Hoa ngữ trong lòng khán giả.

Có thể bạn quan tâm: Video clip “Bái Quái Chưởng” trong Nhất Đại Tông sư

[jwplayer player=”1″ mediaid=”73924″]

Theo Tuyết Trần/Báo Phú Yên