Xinjiaquan – Môn võ của Singapore mà không ai muốn học

Xinjiaquan hay Singafist đã rơi vào suy thoái giống như người sáng lập ra nó, bậc thầy kungfu vĩ đại Teo Choon Teck, đã nói.

Bí mật về đội nữ vệ sĩ có ‘1-0-2’ trên thế giới
4 môn võ của Châu Phi mà bạn có thể chưa biết

Mỗi tối thứ bảy lúc 8 giờ, một nhóm nhỏ – không bao giờ hơn 10 người – tụ tập ở phía trước một dãy nhà ở Geylang yên tĩnh. Người trẻ nhất là 7 tuổi, người lớn nhất trong độ tuổi 50. Trong bộ võ phục trắng đen họ không tập luyện taekwondo hoặc karate, mà là một sự pha trộn của kungfu Nam Thiếu Lâm được gọi là Taichokun.

Các cư dân ở đây đã quen với sự hiện diện của họ gần một thập kỉ nay, nhưng họ không quan tâm – và dường như họ cũng không biết rằng đây cũng là những người cầm đuốc cuối cùng của môn võ thuật duy nhất của Singapore: Xinjiaquan (新 加 拳), còn gọi là “Singafist”.

Chỉ có một vài người tập luyện Xinjiaquan – môn võ duy nhất có nguồn gốc từ Singapore

Người sáng lập ra môn võ này, Teo Choon Teck, 78 tuổi, ngồi và quan sát, chân ông bị hạn chế vận động bởi phẫu thuật cả hai đầu gối.

“Chân tôi bị hỏng, làm sao tôi dạy được?” Ông nói bằng tiếng Quan Thoại. Ông sở hữu một đai đen 9 đẳng – danh hiệu cao quý nhất trong võ thuật Trung Quốc, và là một trong những tiêu chuẩn để được chỉ định “đại sư”.

“Dù sao thì không ai muốn học nó, và không ai thực hành nó nữa,” Teo nói và thở dài. “Đôi khi tôi nghĩ rằng đó là một sự lãng phí … nhưng không có ích. Hãy để nó chết đi. “

Ảnh chụp của Teo trong thời kỳ đầu, những năm 70.

Xinjiaquan được hình thành như thế nào?

Ông nhớ lại, Xinjiaquan  lần đầu tiên được ấp ủ vào năm 1985 bởi tám vị đại sư có phong cách khác nhau, tất cả đều đến từ Hiệp hội Hướng đạo Võ thuật Singapore: Silat, taekwondo, karate, kungfu Bắc Thiếu Lâm, kungfu Nam Thiếu Lâm, judo, aikido, võ thuật Ấn Độ của silambam.

“Họ dạy từng phong cách võ của họ cho tôi, yêu cầu tôi thực hiện một số thử nghiệm, và sau một vài tháng, tôi đưa ra bốn đến năm động tác từ mỗi phong cách để hình thành nên Xinjiaquan.”

Teo cũng cho biết thêm rằng Xinjiaquan được hình thành không nhằm mục đích chiến đấu: “Tôi chưa bao giờ sử dụng nó trong chiến đấu. Nhưng bất cứ ai luyện tập võ thuật thì cũng biết chiến đấu. “

Teo thi đấu trong giải đấu Leitai Đông Nam Á 1968, nơi ông đã đứng vị trí số một toàn quốc và đứng thứ hai khu vực.

Con đường đi đến sự thoái trào

Xinjiaquan khởi đầu một cách đầy hứa hẹn, với hàng ngàn người xem qua cửa của Viện Võ thuật Sancheendo của Teo, họ tò mò về hình thức võ thuật mới mẻ này.

Quảng cáo, phương tiện truyền thông và quảng cáo truyền miệng đã dẫn tới nhiều buổi biểu diễn công cộng và thậm chí là biểu diễn tại Cuộc diễu hành Ngày Quốc khánh năm 1987.

Những bức ảnh chưa được công bố – được cho là từ cuối thập niên 80 – trong bộ sưu tập của Teo cho thấy có rất nhiều võ sinh biểu diễn Xinjiaquan.

“Sư phụ sẽ mở cửa học viện và ngồi đó và đợi mọi người”, Lim, 38 tuổi, cho biết: “Sau đó, chúng tôi đã tập luyện tại Kallang trước kia là một con đường lớn. Chúng tôi đã rơi vào tình trạng suy sụp khi họ bỏ các con đường để xây dựng sân vận động quốc gia mới. Và sau đó tất cả bắt đầu đi xuống”.

Vào cuối những năm 90, mỗi lớp sẽ có ít nhất 20 võ sinh. Con số này đã giảm xuống còn 10 cho đến khi Sancheendo bị buộc phải đóng cửa cách đây vài năm. Ngày nay, trung bình mỗi buổi tập ở Geylang chỉ có khoảng năm võ sinh.

Lim, đai đen bảy đẳng, ước tính có ít hơn 10 học viên tích cực của Xinjiaquan, và có ít hơn 5 võ sư đủ tiêu chuẩn.

Anh Thư