Cửu dương chân kinh: Loại kinh “bá đạo” trong kiếm hiệp Kim Dung

Xuất hiện trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung, Cửu Dương Chân Kinh là bộ tâm pháp nội công có uy lực vô địch thiên hạ, có thể dễ dàng hóa giải nhiều môn võ trong võ lâm.

Lý Liên Kiệt mặt tái nhợt chia sẻ ngày qua đời cận kề
Hồng Kim Bảo dùng diễn viên đóng thế vì sợ đánh nhau với Chân Tử Đan

Cửu Dương Chân Kinh được ghi chép tại phần cuối của bộ “Lăng Già Kinh”, cho đến trước sự kiện xảy ra trong phần cuối bộ Thần Điêu Hiệp Lữ thì bộ kinh này nằm trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự.

Lăng Già Kinh là một quyển kinh Phật do Đạt Ma sư tổ truyền lại. Tuy nhiên có nhiều chứng cứ cho thấy bộ kinh văn này là do người khác viết chứ không phải Đạt Ma sư tổ của Thiếu Lâm Tự.

Thứ nhất nó được viết bằng Hán tự, không phải tiếng Phạn. Thứ 2 là nó được chép bên cạnh kinh Lăng già, mà không phải được ghi chép tử tế như Dịch Cân Kinh ( Dịch Cân Kinh nguyên gốc tiếng phạn). Thứ ba là Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành “Cửu Dương Chân Kinh” cũng nghĩ rằng đây chắc không phải võ học Thiếu lâm mà do cao thủ lánh đời nào đó đề lại vì nó có nhiều quan điểm của Đạo gia. Không ngoại trừ khả năng Hoàng Thường, tác giả của Cửu Âm Chân Kinh vào lúc cuối đời, ẩn cư Thiếu lâm, tạo ra bộ “Cửu Dương Chân Kinh” này.

1

Trong Thần Điêu Hiệp Lữ, khi mọi người lên Hoa Sơn luận võ thì bắt gặp Giác Viễn đại sư và đệ tử là Trương Quân Bảo (tức Trương Tam Phong sau này) đang truy đuổi Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây. Nguyên nhân là 2 người Tiêu và Doãn trong khi tạm lánh ở Thiếu Lâm Tự đã lấy cắp bộ sách “Cửu Dương Chân Kinh” và bỏ trốn. Là người chịu trách nhiệm gác Tàng Kinh Các nên Giác Viễn cùng đệ tử phải đuổi theo đòi lại.

Tuy nhiên, hai người này đã khéo léo giấu bộ sách vào bụng con vượn già nên dù Giác Viễn được sự trợ giúp của Võ Lâm Ngũ Bá (đời thứ 2) và Trương Quân Bảo vẫn không thể tìm thấy và buộc phải quay về. Về sau, Giác Viễn vì lí do này bị Thiếu Lâm Tự phạt phải xích chân gánh nước đổ vào giếng hàng ngày. Về phần Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử, hai người bỏ trốn đến dãy Côn Luân thì đánh nhau để tranh giành bộ kinh đến mức cả hai cùng kiệt sức mà chết.

2

Trước khi chết, họ có lời nhờ Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo chuyển lời đến Giác Viễn về sách là “Sách để trong hầu” (hầu chỉ con khỉ già) nhưng do kiệt sức phát âm không thành nên Hà Túc Đạo nghe nhầm là “Sách để trong dầu” nên cả Giác Viễn lẫn Thiếu Lâm Tự đều không hiểu và bộ sách đã bị thất truyền ngót trăm năm, mãi cho đến khi Trương Vô Kỵ tìm thấy sau này.

Có nhiều người học được nội công trong “Cửu Dương Chân Kinh”, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn “Cửu Dương Chân Kinh” nguyên bản. Giác Viễn là một người mê đọc sách, khi gác Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm đã đọc hết cách sách và vô tình đọc cả bộ Kinh Lăng Già. Vì đọc nhiều lần nên vô tình Giác Viễn đã mang trong mình nội công hùng hậu “Cửu Dương Chân Kinh” mà không hề hay biết. Do nhiều biến cố, trước khi Giác Viễn qua đời đã đọc lại toàn bộ “Cửu Dương Chân Kinh”, lúc đó có mặt cả Trương Quân Bảo, Quách Tương (sau này lập nên phái Nga Mi) và Vô Sắc Đại Sư, mỗi người đã học một phần của bộ kinh này. Trong đó Trương Quân Bảo luyện được nội công tối thuần, Vô Sắc Đại Sư luyện được nội công tối cao, Quách Tương luyện được nội công tối bác. Vì thế, các chiêu số, nội công của các phái Thiếu lâm, Võ Đang và Nga Mi đều có màu sắc của “Cửu Dương Thần Công” nhưng không toàn vẹn.

Nhờ môn nội công này mà trên Quang Minh đỉnh, chàng đã tu luyện được 7 tầng của môn võ Càn Khôn đại na di chỉ trong vòng vài canh giờ trong khi những giáo chủ khác của Minh giáo mặc dù đều là những bậc hùng tài đại lược nhưng cả đời chưa bao giờ tu luyện được quá tầng thứ tư.

V.Đ – Tổng hợp